Hãy khác biệt nếu muốn thu hút khách du lịch nội địa

Hoàng Văn Minh |

Hậu COVID-19, các địa phương không còn nguồn khách nào khác ngoài khách nội địa, và trong "cuộc chiến" thu hút khách nội địa này, địa phương nào có sự khác biệt trong quảng bá, địa phương đó sẽ thắng.

Trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản ngăn chặn thành công dịch COVID-19 nhưng tình hình dịch bệnh tại khu vực và thế giới vẫn phức tạp thì khách nội địa chính là đòn bẩy vực dậy ngành du lịch trong nước.

“Thân thiện“. Ảnh: Lê Anh Thi
“Thân thiện“. Ảnh: Lê Anh Thi

Và bên lề lễ ký kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi và phát triển du lịch với chủ đề “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách” mới đây tại Thừa Thiên -Huế, tôi giật mình khi nghe tâm sự của lãnh đạo một địa phương, rằng "liên kết thì liên kết, nhưng nói thật là tâm lý ai, địa phương nào cũng tìm mọi cách để đưa khách đến nhà mình đông nhất".

Về chủ đề “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách”, cả 3 địa phương đều cam kết triển khai các nội dung gồm: Đảm bảo các điều kiện an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch tại điểm đến; Thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho cộng đồng du khách và các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ du lịch; Hỗ trợ xây dựng thêm các sản phẩm du lịch mới, các gói dịch vụ liên kết giữa ba địa phương; Cùng  triển khai công tác truyền thông quảng bá du lịch điểm đến chung...

Tuy vậy, về mặt quảng bá hình ảnh điểm đến, Thừa Thiên -Huế có chút lợi thế hơn về mặt hình ảnh, sự thân thiện, khi trong suốt 2 năm qua, vì nhiều lý do, các thông tin tích cực về địa phương này trên các phương tiện thông tin đại chúng chiếm hơn 80%, theo thống kê của UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế.

Đặc biệt thời gian gần đây, hình ảnh về Huế được liên tục quảng bá ở trong và ngoài nước với tư cách một phím trường - bối cảnh cho rất nhiều bộ phim đình đám đã và đang, sẽ thực hiện. Cùng với đó là thành quả của "giấc mơ Huế", của thành phố xanh hay cụ thể hơn là các phong trào "ngày chủ nhật xanh" đã đi vào nề nếp khiến hình ảnh của cố đô vốn đã đẹp, đáng đến nay càng đẹp, quyến rũ, mời gọi hơn...

Đà Nẵng, về phương diện quảng bá hình ảnh lâu nay có vẽ yếu thế hơn, nhưng ngược lại là sự thẳng thắn và quyết liệt trong tư duy của những người làm du lịch. Nói như ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, thì trong điều kiện thực tế các địa phương đều nhắm đến thị trường nội địa thì Đà Nẵng cần phải tạo ra sự khác biệt. Hiện tại, các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa có khách nhưng vẫn phải xúc tiến các chương trình kích cầu mùa hè, sau đó là kích cầu cuối năm; các khách sạn riêng lẻ cần triển khai các chương trình giảm giá kích cầu, miễn phí visa cho tất cả thị trường, miễn phí tham quan... cũng như làm mới các sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hoài An - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cụ thể hơn: Trong thời điểm này, khách du lịch nội địa đã dần có nhu cầu đi du lịch trở lại ở các điểm gần. Do đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố sẽ triển khai các chiến dịch truyền thông với các hastag, video sinh động hấp dẫn trên các kênh mạng xã hội, mời những người nổi tiếng, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng (KOL) tham gia chương trình quảng cáo... cũng như tạo ra bài hát sôi động Đà Nẵng để các nhân viên du lịch, lưu trú làm theo nhằm quảng bá, kích cầu du lịch nội địa.

Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 1,49 triệu lượt, giảm 64,8% so với cùng kỳ 2019. Tổng thu du lịch ước đạt 5.952 tỉ đồng, giảm 59,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy vậy, theo nhận định của ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng thì đó là những con số khả quan, chứng tỏ các chương trình kích cầu du lịch mà Đà Nẵng triển khai trong thời gian qua đang có hiệu quả. Đời thời điểm này, trung bình mỗi ngày có 80 chuyến bay đến Đà Nẵng với hơn 15.000 lượt khách (cùng kỳ năm 2019 là 70 chuyến bay/ ngày).

Và đó là cơ sở để ông Cao Trí Dũng lạc quan dự báo trong 6 tháng cuối năm 2020, lượng khách du lịch trong nước có thể phục hồi như mức năm 2019 và có thể tăng nhẹ ( năm 2019, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến thành phố ước đạt 8.692.421 lượt, tổng thu du lịch ước đạt gần 31.000 tỷ đồng).

Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên -Huế và cả Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Bình... là các địa phương có sự giống nhau về các ưu thế biển, di sản văn hóa thế giới về cả vật thể và phi vật thể. Nhưng đã qua rồi thời các địa phương "trình làng" các sả phẩm du lịch na ná nhau với cùng phương thức "mài" viên gạch di sản tổ tiên để lại. Bây giờ, hoặc khác biệt, hoặc chết chùm!!!

(Nguồn: Vivu 247)

TAGS

Xây dựng thương hiệu nông sản ở Hải Lăng - những vấn đề đặt ra

Linh Xuân |

Hiện toàn huyện đã đó trên 50 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó có nhiều sản phẩm chất lượng cao và đã có thương hiệu. 

Quảng Trị phải tổ chức xây dựng quy hoạch chung của tỉnh theo tư duy mới

TIến Nhất |

Ngày 24/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giải quyết một số kiến nghị, đề xuất của địa phương.

Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Huy Nam |

Tỉnh Quảng Trị hiện có nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu. Để tìm kiếm đầu ra tốt hơn cho sản phẩm CNNT, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất và các cơ quan chức năng đang vào cuộc rất tích cực.

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại Quảng Trị

Thanh Vân - Minh Dương |

Ngày 16/6, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam, UBND tỉnh Quảng Trị đã có buổi làm việc với Liên danh các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tại Quảng Trị.