Trồng rừng gỗ lớn - Hướng phát triển kinh tế rừng bề vững

Đạo Thiện |

Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm từ rừng sản xuất, trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

 

Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng cho biết, bắt đầu thí điểm chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn từ năm 2013 trên diện tích 10 ha. Đến nay, toàn bộ 170 rừng của HTX đều đã được trồng và chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo ông Minh, nếu như trước đây các hộ trồng keo lai đến năm thứ 4, thứ 5 là bắt đầu thu hoạch bán làm dăm gỗ, giá trị đạt khoảng 60 – 80 triệu đồng/ha, tương đương thu nhập bình quân từ 12 – 15 triệu đồng/ha/năm. Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, sau 5 năm trồng chỉ tiến hành tỉa thưa từ mật độ 1.650 cây/ha xuống còn 900 – 1.100 cây/ha và tiếp tục chăm sóc đến năm thứ 9, thứ 10 mới khai thác. Lúc này hầu hết các cây đều đạt đường kính trên 20 cm, sản lượng bình quân đạt từ 180 – 200 tấn/havà được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá từ 1,4 triệu đồng/tấn.Mang lại thu nhập bình quân từ 25 – 30 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hơn 1,5 lần giá trị rừng gỗ nhỏ. Thêm vào đó, trồng rừng gỗ lớn còn giúp giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng nên giảm chi phí đầu tư, giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, trồng lại rừng gây ra. Hiện nay, trung bình mỗi năm HTX Phú Hưng khai thác từ 15 – 20 ha rừng gỗ lớn, với sản lượng từ 3.000 – 4.000 tấn.

Mô hình rừng trồng gỗ lớn ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng
Mô hình rừng trồng gỗ lớn ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, huyện Hải Lăng hiện có tổng diện tích rừng trồng gần 19.000 ha. Trong những năm qua, trồng rừng đã từng bước góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, bà con chủ yếu vẫn đang trồng các loại keo, tràm phục vụ cho việc sản xuất gỗ dăm nên giá trị kinh tế vẫn còn chưa cao. Để đánh thức tiềm năng sẵn có, huyện đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hạt Kiểm lâm xây dựng các mô hình trình diễn, lựa chọn các giống keo lai có chất lượng để đưa vào sản xuất. “Chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn nghĩa là sau 5 năm chủ rừng tỉa thưa một phần để bán cho các nhà máy chế biến gỗ dăm. Số cây còn lại được chăm sóc thêm 4 đến 5 năm nữa sẽ thành gỗ lớn. Ưu điểm của rừng gỗ lớn là khi thu hoạch sẽ bán cho các nhà máy chế biến gỗ thanh, ván lạng, ván sàn nên không chỉ sản lượng gỗ tăng mà giá trị cũng tăng. Cụ thể, theo tính toán, trên cùng một đơn vị diện tích, rừng gỗ lớn cho năng suất vượt trội gấp từ 2 – 4 lần so với rừng gỗ nhỏ. Ngoài ra, trồng rừng gỗ lớn sẽ hạn chế được số lần khai thác, giãn tiến độ trồng lại, qua đó giảm thiểu nguy cơ xói mòn và rửa trôi đất, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng bền vững”, ông Hải nhấn mạnh.   

  Ông Văn Ngọc Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 112.000 ha diện tích rừng sản xuất. Hàng năm, diện tích rừng sản xuất được trồng mới, trồng lại từ 7.500 – 8.000 ha. Tuy  nhiên, mặc dù diện tích rừng trồng toàn tỉnh tăng nhanh nhưng vẫn chủ yếu tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ phục vụ chế biến, băm dăm, gỗ bóc… với giá trị kinh tế thấp. trong khi, với xu thế chung, dừng hoàn toàn khai thác rừng tự nhiên, giảm nhập khẩu gỗ thì bắt buộc phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu. Ông Văn Ngọc Thắng đánh giá, qua thực tế các mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh cho thấy lợi nhuận của trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu cao hơn nhiều lần so với trồng rừng sản xuất gỗ dăm. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ biến là cây keo, đến năm thứ 6 vẫn còn là trồng rừng gỗ nhỏ nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, giá trị đạt khoảng 60 – 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 10 – 12 triệu đồng/ha/năm. Nhưng khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 10 – 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, lúc này hầu hết các cây đều đạt đường kính từ 18 cm trở lên, sản lượng đạt từ 200 – 240 m3/ha. Rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá từ 1,8 – 2 triệu đồng/m3, tương đương 250 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 20 triệu đồng/ha/năm. “Với những hiệu quả vượt trội mang lại, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành, địa phương và sự nỗ lực của người dân, đến nay diện tích rừng gỗ lớn toàn tỉnh đã đạt hơn 3.146 ha, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đạt khoảng 6.100 ha”, ông Thắng cho hay.  

Gỗ lớn sau khi chế biến có giá trị kinh tế rất cao
Gỗ lớn sau khi chế biến có giá trị kinh tế rất cao

Theo Đề án Phát triển trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh dự kiến phát triển vùng nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn đến năm 2025 đạt khoảng 16.700 ha; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Văn Ngọc Thắng, trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch lâm nghiệp, quản lý quy hoạch theo hướng phát huy lợi thế sản phẩm địa phương; bố trí vùng trồng rừng, loại cây trồng hợp lý theo vùng sinh thái, theo mục đích kinh doanh rừng gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây trồng rừng gỗ lớn; đánh giá, tuyển chọn giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Trồng lại những cánh rừng... ngày xưa

Hưng Thơ |

Chỉ 6 năm trở lại, những ngọn núi trọc chỉ có cỏ tranh bị ô nhiễm do chiến tranh tàn phá trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bất ngờ được phủ xanh bởi hàng loạt cây bản địa. Cây mọc lên, chim thú kéo nhau trở về, các con suối nước cũng nhiều hơn khi vào mùa hạn. Bởi vậy, những ngày đầu năm mới, người dân hồ hởi cùng cán bộ gùi cây lên non để trồng, mong muốn phục hồi lại những cánh rừng trên “đất chết”…

Cấp cứu thành công trường hợp bị đạn bắn xuyên phổi khi đi rừng

Trung Kiên |

Hình ảnh chụp X-quang, chụp cắt lớp cho thấy, mảnh đạn thành trước ngực xuyên qua phổi và vẫn nằm trong cơ thể nạn nhân, khiến phổi bị tổn thương chảy máu.

Đốt rừng hay đốt đời?

Hồ Anh Thái |

Đợt cháy rừng kinh hoàng ở Úc vào cuối năm 2019 đầu 2020, dư luận Úc phẫn nộ trước việc một gã Michael Truong nào đó đốt lửa ở bang Victoria.

Kỳ vọng rừng gỗ lớn

Lê An |

Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm từ rừng sản xuất, trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.