Từ gian khó vươn lên

Tây Long |

Làm nông, liên miên đau ốm, lại phải bươn chải lo cho hai con ăn học, vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Cúc từng có thời gian được xếp vào diện nghèo “bền vững” ở thôn Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Nhờ nội lực bản thân cùng sự tiếp sức của Chương trình vùng Hải Lăng, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, hai vợ chồng đã vươn lên thoát nghèo.

Sống trong ngôi nhà mới rộng rãi, chị Nguyễn Thị Kim Cúc (sinh năm 1983) thỉnh thoảng vẫn giật mình nhớ lại tháng ngày vất vả hơn 10 năm trước. Bấy giờ, vợ chồng chị ở trong một ngôi nhà tranh tre, nứa lá. Mỗi lần mưa bão, cả nhà phải cơm đùm, gạo bới đi… sơ tán.

Chị Nguyễn Thị Kim Cúc chăm sóc đàn gà của gia đình. Ảnh: T.L
Chị Nguyễn Thị Kim Cúc chăm sóc đàn gà của gia đình. Ảnh: T.L

Khi đứa con đầu mới 3 tuổi, anh Võ Hoài Lương, chồng chị phát bệnh xơ gan. Xoay chạy khắp nơi, chị Cúc mới có tiền đưa anh Lương đi điều trị. Đến khi kiệt sức, vợ chồng đành dắt díu nhau về nhà, tìm các bài thuốc dân gian để chữa bệnh “cầm hơi”. Mỗi lần nhìn người chồng gầy rộc, da vàng như nghệ, còn con còi cọc vì thiếu sữa, chị Cúc như đứt từng khúc ruột.

Thương chồng, thương con, chị Cúc không cho phép mình cam chịu số phận. Chị lại cạy cục đi vay mượn tiền vốn làm ăn nhưng hầu như đến đâu cũng nhận được cái lắc đầu. Trong lúc khó khăn, chị Cúc được Chương trình vùng Hải Lăng, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới hỗ trợ một con bò giống. Sau đó ít lâu, cán bộ, nhân viên dự án lại hỗ trợ gia đình chị làm chuồng gà và tặng 50 con gà giống. Chị được vận động vào Tổ hợp tác chăn nuôi gà Tứ Hải, rồi tham gia các lớp tập huấn. Từ đây, chị Cúc mới nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, biết vạch kế hoạch làm ăn. Đàn gà được tặng lớn nhanh, phát triển theo cấp số nhân dưới bàn tay tảo tần của chị.

Nhờ đàn gà dự án mà cuộc sống của vợ chồng chị Cúc có đôi chút cải thiện. Dành dụm ít nhiều, chị bỏ tiền đối ứng với dự án để mua thêm máy xay chuối, máy ép viên phục vụ việc chăn nuôi, mua máy ấp trứng về để chủ động nguồn giống. Từ đây, mô hình chăn nuôi của gia đình chị ngày càng phát triển. Thu nhập của gia đình cũng cải thiện đáng kể nhờ việc bán gà thịt, gà giống, trứng, ấp trứng cho các hộ khác... Năm 2017, vợ chồng chị Cúc tình nguyện viết đơn ra khỏi diện hộ nghèo. Khoảng một năm sau đó, anh chị xây dựng được căn nhà mới vững chãi, khang trang. Sự vươn lên trong làm ăn của vợ chồng chị Cúc làm nhiều người dân trong vùng rất ngạc nhiên. Ai cũng lấy anh chị làm gương để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Được tiếp sức để thoát nghèo nên vợ chồng chị Cúc luôn nhắc nhủ nhau phải giúp đỡ mọi người xung quanh. Hễ hỗ trợ được ai, anh chị đều không nề hà, thậm chí đôi khi nhận phần thiệt thòi về mình. Đối với anh chị, niềm vui lớn nhất là thấy nhiều hộ dân vượt qua gian khó.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

H.V.A |

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong lĩnh vực cấp đổi giấy phép lái xe, Bưu điện tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải tỉnh triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến cấp đổi giấy phép lái xe và trả kết quả thông qua bưu điện.

10 tác phẩm dự thi lọt vào vòng chung khảo cuộc thi sáng tác logo Triệu Phong

Thu Hiền |

Thực hiện kế hoạch của UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị) về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (Logo) huyện Triệu Phong. Ngày 08/5/2020, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (Logo) huyện Triệu Phong tiến hành chấm vòng sơ khảo để chọn các tác phẩm vào vòng chung khảo của cuộc thi. 

Khi nào thôi dị ứng với cái mới?

Trần Hà |

Lựa chọn cái mới là quyết định không chỉ ngày một ngày hai, phải bản lĩnh mới vượt qua được rào cản của chính mình. Từ đó may ra mới căng buồm đi xa, hoà nhập biển lớn.

Ghép phổi cho bệnh nhân COVID-19, hy vọng cuối cùng?

AN LY |

Tình trạng bệnh nhân 91 hiện nay, theo các chuyên gia, nếu không được ghép phổi thì không còn biện pháp điều trị nào hiệu quả. Phương pháp này như thế nào?