Đakrông quan tâm đào tạo cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số

Trần Cát Linh |

Do điều kiện là địa bàn vùng núi và nền kinh tế- xã hội (KT-XH) còn khó khăn nên trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện Đakrông còn thấp. Trong điều kiện như vậy thì trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở của huyện cũng còn nhiều hạn chế, nhất là đối với cán bộ công chức là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào DTTS nên để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, thực hiện nếp sống mới, đặc biệt là thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thì cán bộ phải được nâng cao trình độ. 

Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; tất cả cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã người DTTS đều được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng chuẩn sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng các phần mềm, khai thác dữ liệu phục vụ công; hằng năm ít nhất 60% CBCC cấp xã người DTTS được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ, kiến thức quốc phòng…

Trong 5 năm qua cùng với việc xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ CBCC, huyện Đakrông đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCC cấp xã, trong đó có CBCC là người DTTS. Tính đến nay, toàn huyện có 304 CBCC cấp xã, trong đó có 181 CBCC cấp xã là người DTTS, chiếm 60%.

Tập huấn cho cán bộ cơ sở ở Đakrông. Ảnh: TCL
Tập huấn cho cán bộ cơ sở ở Đakrông. Ảnh: TCL

Để chuẩn bị nguồn nhân sự cho hệ thống chính quyền cơ sở, đi đôi với công tác quy hoạch cho nhiệm kỳ 2020- 2025, 2025- 2030 thì công tác đào tạo đội ngũ CBCC cấp xã đã được huyện quan tâm, đã tổ chức đào tạo được nhiều lớp dành cho đội ngũ CBCC cấp xã như: Đào tạo văn hóa 1 lớp với 30 CBCC tham gia; 2 lớp trung cấp kinh tế với 46 CBCC tham gia; 2 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 127 CBCC, 2 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 175 CBCC; tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 316 CBCC; tập huấn chuyên môn cho 137 CBCC; tập huấn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cho 204 CBCC và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; 3 lớp đào tạo tin học văn phòng cho 150 CBCC cấp xã người DTTS; đào tạo 4 lớp tiếng Bru- Vân Kiều cho 200 CBCCVC cấp huyện, cấp xã, đội viên trí thức trẻ tình nguyện…

Ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng thì huyện cũng đã cử đội ngũ CBCCVC tham gia bồi dưỡng kỹ năng xử lý công việc theo chức danh, vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu HĐND các cấp. Nhờ vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ cơ sở là người DTTS đã được củng cố, kiện toàn và nâng cao, thực thi nhiệm vụ có hiệu quả hơn góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN ở địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là người DTTS trên địa bàn huyện Đakrông đảm bảo mục tiêu đề ra theo đúng quy hoạch, kế hoạch và phù hợp với nhu cầu thực tế. Đó cũng là mục tiêu cụ thể trong việc chăm lo phát triển chất lượng đội ngũ CBCC là người DTTS của huyện, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tỉ lệ hợp lý đội ngũ CBCC người DTTS tham gia làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Trần Văn Chạy cho biết: “Công tác, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ trên nhiều lĩnh vực cho CBCC cấp xã là người DTTS được huyện rất chú trọng thực hiện và đã tổ chức phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện. Nhờ đó, đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cao trình độ, năng lực làm việc và có ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao nên hiệu quả công tác ngày càng cao”.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của nhiệm vụ phát triển KT- XH trong thời kỳ đổi mới thì năng lực công tác của một bộ phận CBCC và cán bộ không chuyên trách ở cấp xã là người DTTS vẫn chưa đạt chuẩn. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC trong những năm qua mặc dù đã được huyện quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn kết với quy hoạch, kế hoạch cán bộ của chính quyền cơ sở vẫn còn nhiều, nhất là trong việc tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.

Bên cạnh đó, huyện còn khó khăn về kinh phí đào tạo. Những năm qua kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách phân bổ của tỉnh và từ các nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn. Do đó, huyện chưa thực sự chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC ở cơ sở.

Huyện Đakrông có 12 xã có đa số là người DTTS nên công tác quy hoạch đội ngũ CBCCVC người DTTS là chủ yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Vì vậy, cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho CBCC cấp xã là người DTTS trên địa bàn huyện Đakrông để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này mới đủ năng lực lãnh đạo các địa phương phát triển toàn diện về mọi mặt, góp phần từng bước đưa huyện Đakrông ngày càng phát triển.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thả cầy vòi hương và cầy vòi mọc về Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông

T.T |

Đội kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (Quảng Trị) đã tổ chức thả 9 cá thể động vật hoang về môi trường tự nhiên.   

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 150 người cao tuổi

Đ.V |

Ngày 10/7/2020, Ban Thường vụ Thị đoàn – Hội LHTN thị xã phối hợp với Hội CTĐ thị xã Quảng Trị tổ chức Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng năm 2020.

Bạch hầu “giết người” như thế nào?

Thanh Mai |

Dưới đây là những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu do TS.BS Phan Tứ Quí, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cung cấp.

Thôn Ngược - Lòng dân đã “xuôi”

Thanh Trúc |

Phải mất gần hai mươi năm kể từ thời điểm năm 2000, khi tỉnh Quảng Trị tiến hành rà soát lại địa giới hành chính theo bản đồ 364 (*) đối với các xã trên địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị), triển khai tuyên truyền vận động người dân thôn Ngược, xã Ba Nang sáp nhập địa giới hành chính vào xã Tà Long, đến nay người dân mới hoàn toàn đồng thuận.