Đưa mô hình trạm rửa tay dã chiến phòng, chống dịch vào hoạt động

Huệ Tùng |

Tại trạm rửa tay, có hướng dẫn quy trình rửa tay 6 bước theo khuyến cáo của ngành y tế để người dân thực hiện đúng cách; có trang bị nước rửa tay, hộp giấy khô và bố trí thùng rác.

 

Người dân rửa tay tại trạm rửa tay dã chiến. (Ảnh: TTXVN)
Người dân rửa tay tại trạm rửa tay dã chiến. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 16/4, Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hải Phòng phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ thành phố tổ chức đưa vào hoạt động trạm rửa tay dã chiến phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ Hải Thành, số 917 Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng.

Đây là một trong những mô hình mới, sáng tạo của tuổi trẻ Hải Phòng trong đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19.

Quy trình thiết kế, thi công và lắp đặt được thực hiện trong vòng ba ngày, gồm xây dựng khung và bồn tại xưởng; lắp đặt hệ thống đường nước; thi công hoàn thiện trạm rửa tại địa điểm lắp đặt. Tổng kinh phí thực hiện là 10 triệu đồng.

Phó Bí thư Thành đoàn Hải Phòng Nguyễn Quang Diện cho biết mô hình trạm rửa tay dã chiến phòng, chống dịch COVID-19 được lắp đặt tại các chợ dân sinh, chợ đầu mối nơi tập trung đông tiểu thương và nhân dân nhằm phục vụ trực tiếp nhu cầu hằng ngày của người dân và các hộ kinh doanh, qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Tại trạm rửa tay này, có hướng dẫn quy trình rửa tay 6 bước theo khuyến cáo của ngành y tế để người dân thực hiện đúng cách; có trang bị nước rửa tay, hộp giấy khô và bố trí thùng rác.

Việc triển khai lắp đặt trạm rửa tay còn nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt là đoàn viên thanh niên, thanh thiếu nhi và nhân dân về ý thức vệ sinh cá nhân, hướng dẫn rửa tay đúng cách, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đây là một trong những mô hình mới, sáng tạo của tuổi trẻ Hải Phòng trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.

Hướng dẫn người dân rửa tay tại trạm rửa tay dã chiến. (Ảnh: TTXVN)
Hướng dẫn người dân rửa tay tại trạm rửa tay dã chiến. (Ảnh: TTXVN)

Phó Bí thư Thành đoàn Nguyễn Quang Diện đề nghị Quận đoàn Dương Kinh phối hợp với chính quyền địa phương cùng Ban quản lý chợ Hải Thành có biện pháp bảo vệ, duy trì trạm rửa tay, để sau khi hết dịch vẫn có thể sử dụng và trở thành trạm rửa tay miễn phí cho nhân dân.

Bí thư Quận đoàn Dương Kinh Nguyễn Duy Đại chia sẻ đây là món quà ý nghĩa, thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

Trạm rửa tay dã chiến tại chợ Hải Thành là mô hình đầu tiên trên địa bàn quận và tới đây Quận đoàn sẽ tiếp tục triển khai thêm mô hình này tại một số chợ, khu vực có đông công nhân lao động trên địa bàn quận để tăng cường tuyên truyền tới nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch.

Trước đó, mô hình trạm rửa tay dã chiến phòng, chống dịch COVID-19 đã được triển khai tại 2 điểm, đó là chợ hải sản Trung tâm thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải); chợ Cố Đạo (quận Ngô Quyền) và dự kiến sẽ tiếp tục nhân rộng hoặc chuyển giao cho các cơ sở Đoàn, Hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Hạt gạo nghĩa tình sẻ chia với phía bạn Lào trong mùa dịch COVID- 19

Yên Mã Sơn |

Ngày 16/4/, huyện Hướng Hoá (Quảng Tri) đã tổ chức hỗ trợ 10 tấn gạo cho 20 bản kết nghĩa thuộc các huyện Sê Pôn, huyện Mường Noòng (Savannakhet) và huyện Sa Muồi (Salavan, Lào) để chia sẻ khó khăn trước ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19.

Hoàn cảnh của cậu học trò nghèo

Hà Trang |

Sinh ra vốn đã thiệt thòi vì không có bố, hơn 1 tuổi thì mẹ đi lấy chồng khác, Trần Hoàng Long (11 tuổi) ở thôn 2, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) được ông bà ngoại già yếu nuôi nấng, chăm sóc.

Vĩnh Linh: Phân bổ trên 4,7 tấn gạo cứu đói trong kỳ giáp hạt

Nguyên Đồng |

Nhằm đảm bảo đời sống cho Nhân dân các xã miền núi trong kỳ giáp hạt năm 2020, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quyết định trích nguồn ngân sách để thực hiện cứu trợ gạo cho các địa phương với tổng khối lượng trên 4,7 tấn.

Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa: Tồn kho 25.000 tấn tinh bột sắn nhưng vẫn mua sắn giúp dân

Q.H |

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, do ảnh hưởng của COVID-19, thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh không bán được, tồn kho hoặc buộc phải bán với giá thấp. Đáng chú ý là toàn tỉnh hiện có 37.500 tấn tinh bột sắn bị tồn kho, không bán được, trong đó riêng Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa tồn kho đến 25.000 tấn.