“Mái nhà chung” cho những mảnh đời không may mắn

Nguyễn Trang |

Vĩnh Linh (Quảng Trị) là địa phương có số lượng lớn người khuyết tật, nạn nhân da cam và trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. Những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ, giúp đỡ đối tượng yếu thế luôn được huyện Vĩnh Linh tích cực chăm lo.

Chủ tịch Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh Lê Đức Yên cho biết: “Toàn huyện hiện có khoảng 5.000 người khuyết tật và trẻ em mồ côi, trên 1.200 trẻ em thuộc diện hộ nghèo, 1.500 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Riêng số người bị phơi nhiễm chất độc da cam trên 2.300 người, trong đó khoảng 2.100 người là nạn nhân da cam.

Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh cùng các nhà hảo tâm trao hỗ trợ cho gia đình hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn -Ảnh: NT​
Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh cùng các nhà hảo tâm trao hỗ trợ cho gia đình hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn -Ảnh: NT​

Trên tinh thần tất cả vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, nạn nhân da cam/điôxin, trẻ mồ côi và những đối tượng khó khăn, các cấp Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh tăng cường công tác tham mưu; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Người khuyết tật, công ước quốc tế về quyền người khuyết tật và các văn bản pháp quy liên quan đến người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân da cam/điôxin. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của bản thân, gia đình người khuyết tật, nạn nhân da cam/điôxin cũng như giúp toàn xã hội tiếp cận, có sự nhìn nhận mới đối với những mảnh đời yếu thế. Cùng với đó, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân da cam/ điôxin đều được các cấp hội thực hiện đảm bảo theo hướng thiết thực, hiệu quả”.

Nỗ lực chuyển tải thông điệp “Chăm lo cho người khuyết tật, nạn nhân da cam/ điôxin, trẻ mồ côi là trách nhiệm của toàn xã hội”, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh đã tranh thủ được nhiều nguồn hỗ trợ từ những chương trình, dự án. Đồng thời, vận động, kêu gọi, nhận được sự chung tay, góp sức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Từ năm 2018 đến nay, hội đã kết nối, huy động, xây dựng quỹ trên 3 tỉ đồng, trợ giúp cho hơn 5.000 người và gần 38.800 lượt bệnh nhân. Các hoạt động, phần việc bảo trợ cụ thể, ý nghĩa được Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện triển khai thường xuyên gồm: Xây mới, sửa chữa nhà tình thương, các công trình phụ, đường tiếp cận; trao phương tiện xe lăn, xe lắc, xe đạp; khám, cấp phát thuốc; tặng quà, kinh phí; tiếp sức đến trường cho trẻ em nghèo. Đặc biệt, hỗ trợ sinh kế, tạo thuận lợi để đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận các nguồn vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình việc làm phù hợp. Ngoài ra, hội duy trì trên 110 “ Nồi cháo tình thương”, mỗi buổi tặng trung bình hơn 300 suất cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện vào sáng thứ 5 hằng tuần.

Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện phát huy nghĩa cử “tương thân- tương ái” cùng hướng đến những số phận kém may mắn, thu hút sự hưởng ứng từ đông đảo tầng lớp nhân dân như: “Xuân yêu thương”, “Nối vòng tay nhân ái”… Từ sự đồng hành, tiếp sức đó, gia đình, bản thân những đối tượng yếu thế có thêm động lực, điều kiện vơi bớt những khó khăn, quyết tâm cùng vươn lên khắc phục hoàn cảnh, tạo dựng cuộc sống ngày càng ổn định. Mặt khác, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh còn tạo nhiều sân chơi bổ ích, sôi nổi nhằm khuyến khích người khuyết tật hòa mình vào các phong trào văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao làm phong phú thêm đời sống tinh thần cũng như rèn luyện sức khỏe. Chính từ nhiều câu lạc bộ, người khuyết tật các địa phương đã phát huy năng lực bản thân, đại diện tham dự thi đấu và giành thành tích cao tại những giải đấu, cuộc thi của người khuyết tật các cấp. Điển hình như năm 2018, Câu lạc bộ thể thao Người khuyết tật huyện Vĩnh Linh có 1 vận động viên đạt giải Ba toàn quốc; tham gia thi đấu tại Indonesia. Năm 2019, Câu lạc bộ đạt giải Nhì toàn tỉnh; về cá nhân có 6 huy chương Vàng, 10 huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng.

“Thời gian tới Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ bảo trợ xã hội, đưa công tác từ thiện trở thành hoạt động cộng đồng. Chuyển hướng mạnh sang trợ giúp bền vững, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho đối tượng yếu thế. Phối hợp cùng hội cấp trên tổ chức các hoạt động mổ mắt thay thủy tinh thể; phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho cho người nghèo, người khuyết tật… Mục tiêu mỗi năm vận động quỹ đạt trên 1 tỉ đồng; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho 100- 130 người; hỗ trợ về mọi mặt để người khuyết tật, nạn nhân da cam/điôxin, trẻ mồ côi không ngừng phấn đấu học tập, làm việc, tiến đến nâng cao chất lượng cuộc sống, sống có ích cho gia đình, xã hội. Từ đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội của địa phương,” Chủ tịch Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/điôxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh Lê Đức Yên cho biết thêm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Gặt lúa giúp người khuyết tật

Tây Long |

Hôm nay 4/10/2020, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Ba Nang, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vừa tham gia gặt lúa giúp một hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Ba Nang, huyện Đakrông (Quảng Trị).

Nghị lực của một người phụ nữ khuyết tật

Thế An - Hồng Quân |

Sinh ra và lớn lên không may mắn khi cơ thể bị khuyết tật, tuy nhiên, không vì vậy mà chị Lê Thị Yên ở thôn Đức Xá xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lại buông xuôi, phó mặc cho số phận. Bằng ý chí và nghị lực, chị đã vươn lên làm chủ cuộc sống với mức thu nhập bình quân mỗi năm hơn 150 triệu đồng, là tấm gương phát triển kinh tế của phụ nữ khuyết tật trên địa bàn.

Chàng trai khuyết tật "truyền cảm hứng" chỉ với 1 ngón tay

Đinh Hiền |

Chỉ với 1 ngón tay còn hoạt động nhưng Đặng Minh Tuấn hiện đang làm cùng 1 lúc 3 công việc không chỉ nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình mà còn trở thành “người truyền cảm hứng” cho cộng đồng người khuyết tật.

Lan tỏa cảm hứng sống cho người khuyết tật

Tú Linh |

Bà Nguyễn Thị Khuyên (64 tuổi), thương binh hạng 4/4 ở thôn Cam Vũ 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Không chỉ là người sống nhân hậu, làm kinh tế giỏi, nhiều năm liền bà là hội viên Hội Người khuyết tật (NKT) xã, thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật (PNKT) tỉnh.