“Ngân hàng bò giống” đỡ đầu thanh niên thoát nghèo

Nguyễn Trang |

Bắt đầu từ năm 2017, Hội LHTN huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh triển khai mô hình “Ngân hàng bò giống”. Sau gần 4 năm thực hiện, mô hình được đánh giá cao bởi tính hiệu quả, thiết thực, giúp nhiều hộ nghèo chuyển đổi sinh kế vươn lên phát triển kinh tế một cách bền vững.

Hộ gia đình anh Hồ Văn Linh, chị Hồ Thị Cúc thuộc diện hộ nghèo ở thôn Khe Lương, xã Vĩnh Khê. Tháng 2/ 2017, qua bình xét, gia đình anh Linh được nhận 1 bò giống từ mô hình “Ngân hàng bò giống” của Hội LHTN huyện Vĩnh Linh. Đồng thời được tập huấn kiến thức về chăn nuôi bò sinh sản. Anh Linh chia sẻ: “Qua gần 4 năm chăm sóc, bò giống từ mô hình đã sinh ra bê con. Gia đình tôi trả được ngân hàng 1 bê giống vào tháng 3/2020, giờ tập trung nuôi bò mẹ để gây đàn. Chúng tôi rất phấn khởi vì nhờ vào“Ngân hàng bò giống” mà gia đình mình có thêm điều kiện phấn đấu thoát nghèo thời gian tới. Hơn nữa lại có thể giúp bà con khác có cơ hội cùng sớm thoát nghèo”. Chính bê giống từ hộ anh Hồ Văn Linh sau khi nhập vào “Quỹ hỗ trợ thanh niên” đã được Hội LHTN huyện Vĩnh Linh xét duyệt chuyển tiếp cho gia đình anh Hồ Văn Thắng cũng thuộc diện hộ nghèo ngay địa bàn xã Vĩnh Khê để tiếp tục phát triển đàn bò, tạo vốn làm ăn.

 

Cùng với hộ anh Linh, anh Thắng, các hộ nghèo, cận nghèo được nhận trợ giúp từ mô hình “Ngân hàng bò giống” của Hội LHTN huyện Vĩnh Linh đã phát huy hiệu quả khi sinh lãi, số lượng bê giống ngày một tăng cao. Đây cũng chính là mục tiêu chính của mô hình nhằm tạo nguồn vốn mới cho “Ngân hàng bò giống”. Nhờ đó có thêm nhiều gia đình được hưởng lợi, như hộ anh Nguyễn Văn Chiến - thị trấn Hồ Xá, Vũ Thành Tài - xã Vĩnh Tú, Nguyễn Văn Hai - xã Kim Thạch… Tính đến nay gần 20 bò giống sinh sản trị giá hàng trăm triệu đồng đã được trao tận tay đến thanh niên nghèo, cận nghèo ở khắp các xã, thị trấn.

Để mô hình đạt kết quả cao nhất, các cấp Hội LHTN huyện Vĩnh Linh tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương rà soát tình hình thực tế của từng hộ nghèo, cận nghèo có nhân lực, khả năng chăn nuôi mới được nhận bò giống. Trong đó ưu tiên hộ nghèo do thanh niên làm chủ hộ thuộc những vùng có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, môi trường chăn thả và sức lao động lúc nhàn rỗi. Mỗi hộ đủ điều kiện sẽ được cấp 1 bò giống đã qua xác nhận về chất lượng của ngành thú y, trị giá 10 - 13 triệu đồng. ¾  kinh phí từ “Qũy hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” của Hội LHTN huyện Vĩnh Linh. Hộ nhận bò đối ứng ¼ kinh phí còn lại nhằm tăng thêm trách nhiệm. Các hộ còn được cung cấp, hướng dẫn kĩ thuật xây dựng chuồng trại, cách phòng chống dịch bệnh cũng như chăm sóc trong suốt quá trình chăn nuôi, đảm bảo bò giống sinh trưởng khỏe mạnh. Hộ nghèo kí cam kết chăn nuôi bò giống đến khi bò giống sinh bê con thứ nhất. Khi bê con thứ nhất nuôi đủ từ 8- 12 tháng thì bàn giao lại cho “Ngân hàng bò giống” để Hội LHTN huyện Vĩnh Linh có phương án trao bê con hoặc mua bò giống mới cho các hộ nghèo, cận nghèo khác. Sau khi giao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được toàn quyền sở hữu bò giống hỗ trợ ban đầu.

Chính hình thức quay vòng này nên thời gian càng dài, nếu người thụ hưởng chăm sóc tốt thì càng về sau không chỉ chính hộ gia đình đó mà còn có thêm nhiều người nghèo được hưởng lợi từ các thế hệ bò giống tiếp theo. Hiểu rõ điều này, hầu hết các hộ nhận bò giống đều tuân thủ theo đúng cam kết để vừa phát triển kinh tế gia đình mình vừa có khả năng giúp các hộ khó khăn khác. Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội LHTN huyện Vĩnh Linh Võ Thị Thu cho biết: “Với phương châm “Cầm tay chỉ việc”, mô hình “Ngân hàng bò giống” cùng với một số chương trình, dự án khác trong những năm gần đây đã hỗ trợ rất lớn, tạo đòn bẩy cho nhiều thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Nhờ vậy, tỉ lệ hộ nghèo trong thanh niên giảm từ 20- 25 hộ/ năm. Thời gian tới, Hội LHTN huyện Vĩnh Linh tăng cường huy động nguồn vốn để giúp thêm nhiều hộ nghèo, cận nghèo trong lực lượng thanh niên có tư liệu quan trọng phục vụ đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, nhất là tại các địa bàn vùng khó, vùng sâu, vùng xa. Từ đó góp sức vào nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của địa phương”.

 

TAGS

Đà Nẵng: Phá bẫy, cứu thú tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

PV |

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng bảo vệ rừng đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ hơn 1.400 bẫy thú các loại, góp phần mang lại “mái nhà chung” bình yên cho các loài động vật hoang dã.

Trao quà cho gia đình bị hỏa hoạn tại xã Tà Long

Minh Vũ - Quang Duy |

Đoàn công tác huyện Đakrông (Quảng Trị) do đồng chí Hồ Thị Kim Cúc - Quyền Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn vừa đến thăm hỏi động viên gia đình ông Hồ Lâm trú tại thôn Trại Cá xã Tà Long bị hỏa hoạn.

Xót xa cảnh con thơ sớm mồ côi mẹ

Thu Hạ |

Sự ra đi đột ngột của người vợ, người mẹ trẻ vì căn bệnh ung thư vú cách đây hơn 3 tháng khiến ngôi nhà nhỏ của 5 bố con anh Nguyễn Quang (sinh năm 1974), ở khu vực 1 Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) càng trở nên đìu hiu, buồn bã.

“Trường học hạnh phúc” - đích đến để phát triển giáo dục toàn diện

Lê Thảo |

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là mục tiêu mà ngành giáo dục Quảng Trị đang phát động đến tât cả các cơ sở giáo dục vào đầu tháng 6 vừa qua và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà trường và đội ngũ nhà giáo. Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đã bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút sự chung sức của cả thầy và trò cùng tham gia, góp phần nâng chất lượng giáo dục.