Những đổi thay trong gia đình đồng bào dân tộc thiểu số miền biên giới

Kim Huệ - Khánh Hưng |

Đến nay đã tròn 75 năm người đồng bào Vân Kiều Pakô mang họ Hồ của Bác. Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, đồng bào Vân Kiều Pakô đã phát huy được vốn văn hóa, nội lực để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Trước đây, gia đình chị Hồ Thị Lành ở khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa nằm trong danh sách hộ khó khăn. Từ 2 bàn tay trắng, vợ chồng chị Lành đã quyết tâm, đồng lòng đồng sức xây dựng kinh tế nên đã mang lại cho gia đình chị thành quả đáng mừng với một đàn bò, 100 gốc chuối phát triển tốt. Từ việc phát triển mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và xay sát lúa quanh năm cho bà con trong khóm, đã mang lại cho gia đình chị Lành thu nhập mỗi trăm trên 100 triệu đồng. Không chỉ ổn định kinh tế, gia đinh chị Lành còn thực hiện tốt việc sinh đẻ có kế hoạch để nuôi dạy con cho tốt. Vì vậy, gia đình chị đã tích cực tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con để xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ và văn minh.

Hình ảnh hạnh phúc của gia đình chị Hồ Thị Lành ở khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa
Hình ảnh hạnh phúc của gia đình chị Hồ Thị Lành ở khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Anh Hồ Xuân Hà, chồng chị Hồ Thị Lành ở khóm, Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa chia sẻ: “Trong gia đình thì vai trò của người đàn ông là xây dựng gia đình hạnh phúc để vợ con ấm no. Người đàn ông phải trụ cột trong gia đình, phải gương mẫu làm kinh tế cho con cái, cho vợ được đủ ăn, đủ mặc”.

Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa có 11 khóm bản với trên 1.500 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, đa số các gia đình đồng bào ở đây đã thay đổi từ nếp nghĩ đến nếp làm. Đặc biệt, hình ảnh người đàn ông vừa trụ cột kinh tế vừa chia sẻ công việc gia đình với người vợ đã trở nên quen thuộc tạo ra mối quan hệ gia đình luôn hòa thuận, yên ấm. Đời sống các hộ gia đình đồng bào tại đây từng bước được cải thiện, nâng cao.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho biết thêm: “Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Hội cũng xác định tập trung công tác tuyên truyền để nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ hội viên phụ nữ để thực hiện tốt các phong mà Hội đã đề ra. Đặc biệt, tập trung xây dựng cuộc vận động “5 không 3 sạch” với phong trào phụ nữ tích cực, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ hội viên phụ nữ về vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ đối với gia đình, xã hội và thông qua đó nhằm nâng cao giáo dục và giữ gìn hạnh phúc trong gia đình Việt”.

Trong bối cảnh xã hội đang có nhiều chuyển động, những chức năng cơ bản của gia đình đồng bào thiểu số vẫn được bảo lưu và phát huy mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về gia đình dân tộc thiểu số và xây dựng, hoạch định chính sách đối với gia đình dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết để đảm bảo quá trình phát triển bền vững của đồng bào dân tộc Vân Kiều Pakô ở miền Tây Quảng Trị.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Hướng Hoá: Gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nguyễn Văn Tư |

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có 99 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được lựa chọn, công nhận và hưởng chế độ chính sách theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 

Bàn giao nhà tình nghĩa cho hai hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Trần Khôi |

Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho 2 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn A Mô R, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông

Nguyễn Vinh |

Năm học 2020- 2021, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) có 8 trường tiểu học, 7 trường tiểu học và trung học cơ sở với 303 lớp, 5.320 học sinh (HS), trong đó có hơn 4.200 HS tiểu học là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). 

Tỉ lệ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động còn thấp

Nguyễn Trang |

Dù tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm triển khai hiệu quả dự án hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, song tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), số lượng hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động còn thấp.