Năm 2015, thực hiện Kế hoạch số 2020/KH-UBND ngày 24/6/2014 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị về việc triển khai thực hiện Đề án thí điếm tuyên chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đồ án 500) của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Quảng Trị, tháng 03/2015, UBND huyện đã tiếp nhận 07 đội viên của Đề án 500 và bố trí công tác tại các xã, thị trấn: A Vao, A Bung, A Ngo, Ba Nang, Thị trấn Krông Klang, Đakrông, Tà Long trên 03 lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ cho các xã: Văn Phòng - Thống kê, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Văn hóa - Xã hội.
Bước đầu các đội viên Đề án còn nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt do chưa quen được môi trường làm việc, ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán có nhiều khác biệt...
Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp, bố trí công việc, nơi ăn chốn ở nên 07 đội viên Đề án đã sớm phát huy được tính tích cực và năng động làm quen với môi trường công việc cũng như tập tục văn hóa ở địa phương, chấp hành tốt nội quy, quy chế cơ quan đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tri thức trẻ Nguyễn Xuân Thắng, công tác tại xã A Bung bọc bạch: “Những ngày đầu lên công tác, mói thứ trở nên bỡ ngỡ nhưng bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự động viên của lãnh đạo các cấp, công chức của đơn vị và đặc biệt là sự yêu thương của nhân dân nên bản thân vượt qua những khó khăn. Nhận thấy vai trò và nhiệm vụ được giao, bản thân luôn tìm tỏi, trao đổi với đồng nghiệp để làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả được phân công. Để làm tốt điều đó, bản thân luôn về cơ sở để nắm bắt tâm tư nguyện vong của nhân dân, tìm hiểu phong tục tập quán nhất là lắng nghe tâm tư nguyện vong của nhân dân”.
Thời gian qua, đội ngũ trí thức trẻ với nghị lực, ý chí trên tinh thần xung kích đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc hoàn tất hồ sơ miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; làm tổt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện nếp sống có văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa; tích cực tham gia các phong trào VHVN - TDTT tại địa phương, công tác dân số - KHHGĐ, chăm sóc SKSS... Đồng thời chủ động tham mưu tổ chức thực hiện chương trình nhà ở hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở như điều tra hộ nghèo, quản lý việc thực hiện nhà ở hộ nghèo, vay vốn hộ nghèo để làm nhà ở, phát triển sản xuất, kinh tế hộ gia đình; câp phát, hỗ trợ gạo cứu trợ của Chính phủ, thẻ BHYT cho hộ nghèo... UBND huyện đã chỉ đạo hỗ trợ trang thiêt bị, phục vụ cho công tác chuyên môn của các trí thức trẻ trên địa bàn huyện. Các chế độ tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ trí thức trẻ được đảm bảo, tạo điều kiện cho các đội viên ổn định tư tưởng, an tâm công tác. Do đó, các nội dung của Chương trình xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/NQ-CP đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện có hiệu quả thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách đầu tư trực tiếp đến các hộ nghèo.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nội dung đầu tư của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đă góp phần tạo sự ổn định và nâng cao đời sống cho hộ nghèo, góp phần giải quyết những khó khăn bức xúc trong đời sống và thúc đấy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Việc tổ chức thực hiện chương trình, vấn đề dân chủ ở cơ sở được phát huy; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, củng cố; đặc biệt đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng, đồng thuận cao với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Không những vậy, đội ngũ trí thức trẻ đã tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trên lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như cải thiện và nâng cao trách nhiệm và chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, công tác cải cách hành chính, công tác dân vận chính quyền, thực hiện nội quy, quy chế làm việc của HĐND, UBND cấp xã. Vì vậy, tình hình hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở đã được cải thiện, nâng cao thêm một bước về tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, thì vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ trí thức trẻ như nếp sống, văn hóa, ngôn ngữ có nhiều khác biệt với địa phương, đặc biệt là đổi với người đồng bào Dân tộc thiểu số Pa Kô, Vân Kiều khi tiếp xúc, làm việc với quần chúng nhân dân ở cơ sở; ngân sách hồ trợ từ nguồn vốn địa phương và từ nguồn vốn sự nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP còn nhiều hạn chế nên việc áp dụng tiến bộ KH-KT-CN vào hoạt động sản xuất, việc áp dụng, vận dụng và nhân rộng các mô mình kinh tế có hiệu quả ở địa phương vẫn còn hạn chế do chưa chủ động được nguồn vốn đầu tư...
Nhưng khẳng định rằng, qua 05 năm công tác tại các địa phương, đội viên Đề án 500 đã khắc phục những khó khăn, phát huy thế mạnh về trình độ chuyên môn nghiệp, tuổi trẻ năng động đã hỗ trợ giúp đờ cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực được giao và được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá có 7/7 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, có đội viên 03 năm liền được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng kiến, giải pháp giúp chính quyền nâng cao hiệu quả công việc và được tặng nhiều Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Điển hình như tri thức trẻ Nguyễn Xuân Thắng được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vinh dự được tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc lần thứ VI năm 2019.