Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới cho nhân loại và Việt Nam

PGS.TS. Trần Viết Lưu |

Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi đã mở ra chân trời mới, thời đại lịch sử mới trong lịch sử nhân loại. Di sản của Cách mạng Tháng Mười Nga để lại cho nhân loại chính là những giá trị cốt lõi về văn minh, tiến bộ, tình hữu ái nhân loại, tình yêu Tổ quốc... đã góp phần nuôi dưỡng khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

1. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐẶT TIỀN ĐỀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI KHỞI ĐẦU THỜI ĐẠI MỚI  

Cuộc cách mạng tư sản Anh (năm 1860 - 1864) và tiếp đó là các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Mỹ, châu Âu đã cáo chung thời đại phong kiến, mở ra thời đại tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, như Nguyễn Ái Quốc nhận định, các cuộc cách mạng tư sản Anh, Mỹ, Pháp chưa phải là cách mạng xã hội triệt để, vì bản chất của nó là chuyển địa vị thống trị từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản với hình thức bóc lột tinh vi hơn (Mác đã chỉ ra đó là bóc lột sức lao động thông qua giá trị thặng dư). Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của phương thức áp bức, bóc lột do giai cấp tư sản là chủ nhân, khiến cho nhân loại phải đau đớn. Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi đã mở ra chân trời mới, thời đại lịch sử mới trong lịch sử nhân loại. Cuộc cách mạng này đã giải quyết được một số mục tiêu có tính bao trùm thời đại, như: (1) Thay đổi trật tự và các mối quan hệ xã hội theo hướng tiến bộ; (2) Thay đổi động lực phát triển xã hội trên cơ sở giải phóng tư tưởng các tầng lớp bị áp bức thống trị; (3) Thiết kế và xây dựng một chế độ xã hội, một thể chế chính trị vì con người, cho con người, vì Tổ quốc, vì sự tiến bộ của nhân loại; (4) Phát triển thực chất tư tưởng nhân văn, nhân ái của Mác - Ăng ghen về tình hữu ái giữa người với người trên phạm vị thế giới; đoàn kết giai cấp vô sản, đoàn kết các dân tộc bị áp bức cùng đấu tranh vì hòa bình.

 

Từ những giá trị cốt lõi nêu trên, thế kỷ XX được coi là thế kỷ thắng lợi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thế kỷ của đấu tranh giải phóng dân tộc, thế kỷ của đấu tranh vì dân chủ, hòa bình. Những giá trị sống văn minh, tiến bộ, tình hữu ái nhân loại, tình yêu Tổ quốc trở thành những giá trị thiêng liêng, có sức mạnh gấp triệu lần sức mạnh vật chất. Thế giới có hệ thống xã hội chủ nghĩa đối trọng, đấu tranh sinh tử buộc chủ nghĩa tư bản phải tự điều chỉnh. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, chủ nghĩa thực dân kiểu mới lần lượt bị đánh đổ. Các cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít gây ra đều bị các lực lượng tiến bộ đẩy lùi. 

2. DƯỚI ÁNH SÁNG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM SÁNG TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI

Khi Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi, Quốc tế 3 ra đời, đã định ra xu hướng thời đại: Giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga thổi luồng sinh khí chính trị hiện thực hóa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập trung sự chú ý của phong trào cách mạng Việt Nam hướng về nước Nga và Lênin. Sự thôi thúc của phong trào cách mạng thế giới đã đưa Nguyễn Ái Quốc tự giác và tiến sâu hơn vào phong trào cách mạng quốc tế, trước hết là cách mạng ở nước Pháp, đó là cơ hội giúp cho Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện nhãn quan chính trị , trở thành người Việt Nam đầu tiên là chiến sĩ cộng sản quốc tế, trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Luận cương của Lênin là sản phẩm lý luận được người đứng đầu Đảng bôn-sê-vích Nga kế thừa, phát triển, sáng tạo vào thực tiễn nước Nga và cách mạng thế giới ở đầu thế kỷ XX. Tư tưởng lớn, được kiểm định qua cuộc cách mạng vĩ đại đã hoàn toàn thuyết phục được Nguyễn Ái Quốc. Hướng đi đúng đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chân lý thời đại, Người đinh ninh rằng, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin, đến nay, qua 100 năm rồi, điều đinh ninh ấy đã đủ thời gian và thực tiễn cách mạng kiểm chứng. Lịch sử đã đúng, dân tộc Việt Nam đã đúng khi Nguyễn Ái Quốc quyết định dứt khoát ngay từ đầu là hướng theo ánh sáng của cách mạng Tháng Mười Nga, lựa chọn Chủ nghĩa Mác-Ăng ghen-Lênin làm kim chỉ Nam cho Đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc “tấn công lên trời” của một dân tộc bị đô hộ giành lại quyền độc lập.

Ngay tiếp cách mạng Tháng Tám năm 1945 là hai cuộc kháng chiến vệ quốc kéo dài 30 năm đã cho thấy lý luận cách mạng mà Đảng ta lựa chọn, con đường đi theo cách mạng Tháng Mười Nga là đúng đắn. Có Đảng, có Bác Hồ, đồng bào ta đã viết nên khúc tráng ca lịch sử thời đại Hồ Chí Minh.

3. NUÔI DƯỠNG KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin đã mơ ước biến nước Nga thành thiên đường của hạnh phúc cho con người, sự sống của Lênin đã bị kẻ thù cướp đi rất sớm, song tư tưởng cách mạng của Lênin luôn vĩ đại và sống mãi với những người bạn Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn, luận thuyết của Lênin đã được nhân dân Nga duy trì 74 năm. Nhưng sai lầm có tính căn nguyên dẫn đến nhân dân Liên Xô đánh rơi thành quả cách mạng Tháng Mười Nga chính là Đảng cộng sản Liên Xô tự đánh mất vị thế cầm quyền. Sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của vật chất không đánh bại được Liên Xô, song sự tha hóa quyền lực và xem nhẹ nền tảng tư tưởng, xem nhẹ tính chính trị, bản chất cách mạng của Đảng cộng sản, của lực lượng vũ trang, đặc biệt là xa rời lòng dân, đã đẩy Đảng Cộng sản Liên Xô, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt xuống vực thẳm lịch sử.

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng căn dặn, nếu chỉ giành được độc lập, mà dân không có tự do, hạnh phúc, thiếu cơm ăn, áo mặc, không được học hành thì nền độc lập đó chẳng có nghĩa lý gì. Vì thế, Hồ Chí Minh luôn đau đáu “làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Hơn 90 năm có Đảng lãnh đạo, Nhân dân ta đã không ngừng nghỉ khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, nên đã có được cơ đồ Việt Nam tươi sáng như hôm nay.

Học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh Đảng ta từ rất sớm về nguy cơ tha hóa quyền lực, Người luôn đòi hỏi những người cộng sản phải không ngừng tự soi, tự sửa, để hai chữ cộng sản mãi được dân tin, dân yêu, dân trọng, dân theo. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục sai lầm từ bài học lịch sử của Liên Xô, Đảng ta luôn đặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cấp bách và thường xuyên, là phương thức duy trì sức sống, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ được tiến hành toàn diện, đồng thời, quyết liệt. Trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội XIII, Đảng coi công tác nhân sự là “then chốt của then chốt”, trong công tác nhân sự, tư tưởng, đạo đức là nhân lõi, nếu chỉ chú ý tới năng lực mà chưa chú trọng đúng mức tới phẩm chất đạo đức cách mạng thì chưa đủ, người cán bộ được vinh dự nhận nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới trước hết phải là người hy sinh cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng: Tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sau hơn một thế kỷ Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sau gần 1/3 thế kỷ Liên Xô tan rã, để lại sự tiếc nuối và hụt hẫng cho những người theo chủ nghĩa xã hội khoa học, nhân dân ta đã và đang kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là hướng đi duy nhất đúng cho lịch sử dân tộc ta, đã thành công và tiếp tục sẽ thành công hơn nữa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà cách mạng - nhà thơ Tố Hữu

PHÚC ĐẠT-MAI KA |

Ngày 2.10, tỉnh Thừa Thiên- tổ chức lễ Khánh thành Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (4.10.1920 - 4.10.2020) tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. 

Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá để phát triển (Kỳ 2)

Nguyễn Hoàn |

(Tiếp theo kỳ trước)

Phải nói rằng, những năm qua, ngay từ trước khi Trung ương ban hành các văn bản chiến lược về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh đã sớm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện những quyết sách có tính chất tạo tiền đề cho Quảng Trị đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử (tham mưu năm 2016), xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2023, tầm nhìn đến 2030 (tham mưu năm 2018).

Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá để phát triển (Kỳ 1)

Nguyễn Hoàn |

Sau khi trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784) là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914) là điện khí hóa với động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt, cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969) là tự động hóa với sự ra đời của công nghệ thông tin, máy tính, nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (diễn ra từ những năm 2000) là số hóa, kết nối (các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo).

Vùng Cùa, từ mạch nguồn cách mạng...

Thanh Hải |

Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ (Quảng Trị), là nơi triều đình phong kiến nhà Nguyễn chọn xây dựng “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở để phòng bị cho kinh thành Huế khi thất thủ; nơi ghi dấu ấn lịch sử vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương hiệu triệu văn thân, sĩ phu yêu nước toàn quốc đứng lên phò vua đánh đuổi giặc Pháp xâm lược cách đây 135 năm, ngày 13/7/1885. Như mạch nguồn cách mạng chảy mãi, dấu ấn lịch sử và hồn thiêng sông núi tụ nghĩa từ “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở hun đúc nên khí chất người Cam Lộ nói chung và vùng Cùa nói riêng luôn trung dũng kiên cường đánh giặc cứu nước, đi đầu trong xây dựng quê hương.