Cuộc hành trình của nữ Tổng thống Ấn Độ đầu tiên có xuất thân thổ dân

Hương Giang |

Tân Tổng thống Ấn Độ mới, bà Droupadi Murmu là người đầu tiên có xuất thân từ cộng đồng bộ lạc thuộc tầng lớp xã hội thấp kém giữ chức vụ này.

Tân Tổng thống Ấn Độ mới, bà Droupadi Murmu, đã làm nên lịch sử khi là người đầu tiên có xuất thân từ cộng đồng bộ lạc thuộc tầng lớp xã hội thấp kém, đồng thời cũng là người phụ nữ thứ hai của Ấn Độ giữ chức vụ này. Để được như ngày hôm nay, bà Murmu đã có một quãng đường dài nỗ lực: từ cô gái đầu tiên tại quê nhà vinh dự được đi học đại học và thậm chí phải xin trợ cấp để theo đuổi con đường học vấn, đến một người phụ nữ vượt qua nỗi đau mất chồng và hai con trai chỉ trong 6 năm để tiếp tục phấn đấu cho tiếng nói của cộng đồng bộ lạc.

Draupadi Murmu xuất thân từ cộng đồng bộ lạc. Ảnh: DW
Draupadi Murmu xuất thân từ cộng đồng bộ lạc. Ảnh: DW

Cuộc hành trình của người phụ nữ mạnh mẽ

Mặc dù Mayurbhanj - quê hương của nữ Tổng thống là một trong những khu vực hẻo lánh nhất của đất nước, bà Murmu vẫn tốt nghiệp bằng Cử nhân nghệ thuật của trường Cao đẳng Nữ sinh Ramadevi ở Bhubaneswa. Bà đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho nhiều người sau khi trở thành cô gái đầu tiên trong làng học đại học. Khi đó, do không có nhiều điều kiện để học cao hơn, bà đã cố gắng thuyết phục một nhà lập pháp địa phương tài trợ giúp đỡ con đường học vấn của mình.

Sau khi tốt nghiệp, cô gái trẻ khi đó đã làm việc với vai trò trợ lý cho bộ phận thủy lợi và điện lực Odisha và quay về quê hương của mình ở Rairangpur đảm nhận công việc giảng dạy. Không chỉ là trợ giảng danh dự tại Trung tâm Giáo dục Tích hợp Shri Aurobindo ở Rairangpur, nữ Tổng thống tương lai cũng ghi dấu ấn khi có kinh nghiệm hành chính đa dạng, nắm giữ vai trò phụ trách các bộ Giao thông, Thương Mại, Ngư nghiệp và chăn nuôi tại Odisha.

Tại thị xã Rairangpur, Droupadi Murmu bắt đầu sự nghiệp chính trị sau khi được bầu làm ủy viên hội đồng vào năm 1977. Bà bắt đầu tham gia làm việc tại Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) và trở thành bộ trưởng trong chính phủ liên minh BJD-BJP ở Odisha từ năm 2000-2004. Trong BJP, bà Murmu giữ trọng trách Phó Chủ tịch, sau là Chủ tịch Tổ chức bộ lạc biệt lập tại Odisha.

Vợ chồng bà Murmu có ba người con: hai trai và một gái. Trong khi cô con gái Itishree đang làm việc ở một ngân hàng ở bang Odisha (Ấn Độ), chồng và hai người con trai của bà đã mất. Theo các bản tin, cái chết của con trai cả năm 2009 vẫn là một điều bí ẩn, và ba năm sau, người con trai thứ đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Chồng bà cũng đã mất sớm vì bị ngừng tim vào năm 2014.

Vượt qua những mất mát đau thương, bà đã nỗ lực phấn đấu và được bầu làm Chủ tịch quận Mayurbhanj (thuộc BJP) năm 2010, sau đó tái đắc cử vào năm 2013, đồng thời được bổ nhiệm là thành viên của BJP National Executive (ST Morcha). Một năm sau, bà tham gia tranh cử cuộc bầu cử hội đồng tại Rairangpur, nhưng đã đánh mất cơ hội cho ứng cử viên BJD. Năm 2015, bà được bổ nhiệm làm thống đốc của Jharkhand và tiếp tục giữ chức vụ này cho đến năm 2021. Kết thúc nhiệm kỳ, bà Murmu dành thời gian cho thiền định và công tác xã hội ở Rairangpur.

Ngoài ra, vị Tổng thống đầu tiên được sinh ra sau phong trào độc lập Ấn Độ này cũng được biết đến là một nhà hùng biện xuất sắc. Nhận xét về bà, cựu chủ tịch BJP tại Odisah Manmohan Samal chia sẻ: "Đó là người phụ nữ đã phải chịu nhiều đau đớn, trải qua nhiều cuộc đấu tranh, song chưa bao giờ run sợ trước nghịch cảnh". Không chỉ khen ngợi Murmu là một nhà hùng biện tiếng Santhali và Odia xuất sắc, ông còn nhấn mạnh sự nỗ lực của bà trong công tác cải thiện các cơ sở hạ tầng như đường xá hoặc cảng trong địa phương.

Đại diện cho khát vọng sống của người dân các bộ lạc

Kể từ khi Droupadi Murmu được bầu làm Tổng thống, khát vọng có được chất lượng cuộc sống tốt hơn của các bộ lạc đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ: từ việc xây dựng các trường học tốt hơn đến việc đơn giản hóa luật rừng, công nhận tôn giáo và các quyền của bộ lạc.

Nhà hoạt động nhân quyền Alok Shukla chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng Droupadi Murmu sẽ rút bỏ Quy tắc bảo tồn rừng (2022) - thứ đi ngược lại với Đạo luật rừng (2006). Luật mới nay đã cho phép các bang sử dụng đất rừng mà không có sự đồng ý của người dân. Việc này có thể dẫn đến sự di dời hàng loạt của bộ lạc".

Ủy viên quản trị của Narmada Nav Nirman Abhiyan Trust (Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Bộ lạc, Nhân quyền, Sức khỏe và Giáo dục,..) cho biết: "Tôi hy vọng Tổng thống mới sẽ sử dụng quyền hạn đặc biệt của mình  để bảo vệ lợi ích và văn hóa của cộng đồng bộ lạc".

Bộ lạc ăn mừng kết quả bầu cử Tổng thống ngày 21/07/2022. Ảnh: PTI
Bộ lạc ăn mừng kết quả bầu cử Tổng thống ngày 21/07/2022. Ảnh: PTI

Nhiều người dân cùng bày tỏ niềm vui khi một phụ nữ từ tầng lớp xã hội thấp như họ đã đạt được chức vụ cao nhất. Chandramani Hansda, 25 tuổi, sống gần khu vực quê hương của nữ Tổng thống mới bày tỏ hy vọng Droupadi Murmu có thể đảm bảo mọi cô gái Adivasi (thuật ngữ chung gọi các nhóm cư dân dân tộc và bộ lạc) đều có cơ hội đi học. Cô chia sẻ: "Tại thời điểm này, sau khi bà ấy đang đứng trên đỉnh cao, tôi cũng hy vọng cuộc sống của mình sẽ ổn hơn. Nếu Tổng thống có thể, bà ấy nên đảm bảo rằng không có cô gái Adivasi nào phải thất học".

Salkhan Murmu, thủ lĩnh bộ lạc tại Jharkhand cho biết trước đây với tư cách là Thống đốc, Droupadi Murmu đã mạnh mẽ phản đối đạo luật thuê nhà của chính quyền Raghubar Das về việc sử dụng thương mại đất đai của bộ tộc, buộc họ phải thu hồi các đạo luật hà khắc.

(Nguồn: Tổng hợp)

Ấn Độ: Cây lá cũng có hồn thiêng

Hồ Anh Thái |

Với người Hindu giáo, mọi thứ trong vũ trụ đều thiêng liêng. Bất cứ thứ gì mọc lên và phát triển lại càng thiêng liêng. Trong Hindu giáo, niềm tin vào sinh vật thường đi cùng với suy đoán mang tính tôn giáo và triết học ở mức cao nhất, và thường được thể hiện một cách bí ẩn, khó lĩnh hội. Trong những con dấu của nền văn minh thung lũng sông Indus, người ta đã thấy hình ảnh thần cây.

Bác sĩ Ấn Độ lên kế hoạch cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới

Hoàng Trang |

Một bác sĩ phẫu thuật ở Ấn Độ sẽ tiến hành cấy ghép tử cung cho một phụ nữ chuyển giới.

Hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

PV |

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" (7/5/1954 - 7/5/2022), báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu những hình ảnh tư liệu về "mốc son chói lọi" trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Ấn Độ có thể sớm mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài

Huy Lê |

Các quan chức Ấn Độ ngày 19/9 cho hay 500.000 khách nước ngoài đầu tiên sẽ được cấp thị thực miễn phí trong nỗ lực nhằm hồi sinh các ngành du lịch, khách sạn và hàng không.