Đại sứ quán cảnh báo nạn lừa đảo lao động tại Lào

PV |

Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào vừa đưa ra khuyến cáo công dân về hiện tượng lừa đảo đưa người sang làm “việc nhẹ lượng cao” tại Lào.

Theo khuyến cáo, thời gian gần đây, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào nhận được rất nhiều đơn cầu cứu, đề nghị giúp đỡ của công dân Việt Nam bị dụ dỗ sang làm việc tại Lào, tập trung tại đặc khu kinh tế Tam giác Vàng, thuộc tỉnh Bò-kẹo.

Một đợt bàn giao nạn nhân bị lừa lao động giữa Lào và Việt Nam mới đây
Một đợt bàn giao nạn nhân bị lừa lao động giữa Lào và Việt Nam mới đây
Theo đơn trình báo của những người này, thông qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook…) hoặc thông qua bạn bè, người quyen, họ được hứa hẹn đưa sang làm những công việc nhẹ nhàng, điều kiện làm việc thuận lợi và thu nhập cao, kể cả việc hỗ trợ chi phí đi lại, chi phí môi giới việc làm… Tuy nhiên, sau khi đến nơi làm việc, họ bị buộc ký những hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động bằng ngôn ngữ mà họ không hiểu (thực chất là những hợp đồng ghi nợ), bị buộc tham gia vào những hoạt động lừa đảo như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, mại dâm hoặc các hoạt động giải trí nhạy cảm khác… Người lao động thường bị quản chế trong các khu vực biệt lập, bị thu giữ giấy tờ đi lại và giấy tờ tuỳ thân, không được ra ngoài và hạn chế giao tiếp, bị ép làm việc 12-16 giờ/ngày, bị quỵt lương, đánh đập, bỏ đói, phạt tiền hoặc bị bán cho chủ sử dụng lao động khác nêu không hoàn thành chỉ tiêu. Những người chống đối hoặc có ý định bỏ trốn bị giam cầm biệt lập, bị đánh đập, bị đe doạ tính mạng hoặc bị đòi tiền chuộc rất cao.

Theo Đại sứ quán, đây là hình thức tinh vi mới của tội phạm mua bán người và cưỡng bức lao động (mặc dù có sự đồng ý ban đầu của nạn nhân). Nạn nhân của tội phạm này thường bị bóc lột một cách kiệt quệ và rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

Đại sứ quán Việt Nam tại lào cảnh báo người dân cảnh giác trước những lời mời, lời dụ dỗ sang Lào làm “việc nhẹ lương cao”. Người lao động có nhu cầu ra nước ngoài làm việc cần thông qua các kênh chính thức, các công ty được cấp phép có uy tín trong việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Trước khi quyết định ra nước ngoài làm việc cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, luật pháp nơi đến làm việc và những kỹ năng phù hợp với công việc sẽ làm… để tránh những rủi ro khi làm việc ở nước ngoài.

(Nguồn: Tạp chí Lào-Việt)

TAGS

Cách phát hiện dấu hiệu lừa đảo bằng cuộc gọi video Deepface

Vân Phong |

Ngày 10/6, thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, vừa đưa ra cảnh báo và cách phát hiện dấu hiệu lừa đảo bằng cuộc gọi video Deepface để người dân phòng tránh.

Lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,3 tỉ đồng, lãnh án 10 năm tù

T.B |

Ngày 31/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử bị cáo Hoàng Đức Thị Thùy Linh (sinh năm 1989), trú tại khu phố Tây Trì, Phường 1, TP. Đông Hà về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tuyên bị cáo 10 năm tù về tội danh trên.

Ấn Độ giải cứu thành công 11 công dân bị lừa đảo lao động ở Lào

Tổng hợp |

Mới đây, trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Ấn Độ tại Lào thông báo đã giải cứu thành công 11 công dân Ấn Độ bị lừa bán và bị bóc lột lao động tại Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng (SEZ) của Lào.

Ấn Độ giải cứu thành công công dân bị lừa đảo lao động tại Lào và các nước Đông Nam Á

Tổng hợp |

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã giải cứu thành công 130 công dân bị các đối tượng lừa đảo qua mạng tại Thái Lan lừa bán đến Lào, Myanmar và Campuchia.