Đầu tư của Trung Quốc vào Lào tăng 1.552 lần chỉ sau 16 năm

Tổng hợp |

Đầu tư của Trung Quốc vào Lào tăng nhanh chóng trong khoảng 2 thập kỷ đã qua.

Truyền thông Trung Quốc gần đây dẫn một báo cáo có tên  “Phân tích và triển vọng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào – Anlysis and Prospect of Chinese Direct Investment In Laos” do Viện nghiên cứu Trung Quốc – ASEAN Đại học Quảng Tây, Trung Quốc được công bố cho biết, đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Lào đã tăng từ 800.000 USD năm 2003 lên 1,24 tỷ năm 2018, đồng nghĩa mức tăng 1.552 lần trong vỏn vẹn 16 năm. Cũng trong thời gian trên, tổng giá trị đầu tư của Trung Quốc vào Lào đã tăng từ 9,11 triệu USD năm 2003 lên 8,3 tỷ USD năm 2018, tương đương mức tăng 912 lần.

 

Cũng theo báo cáo nói trên của Đại học Quảng Tây, Trung Quốc hiện vẫn là nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Lào, đến năm 2019 nước này đã đầu tư vào Lào tổng cộng 862 dự án, chiếm 24.68% tổng số dự án nước ngoài vào Lào.

Giá trị đầu tư của Trung Quốc đạt 10,03 tỷ USD, chiếm 42,73% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Lào. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, chiếm 23,54%, thứ hai là nông lâm và chăn nuôi thủy sản, chiếm 23,24%, thứ ba là khai khoáng chiếm 17,99%, ba lĩnh vực dẫn đầu nói trên chiếm tỷ trọng 64,77%.

So sánh các nước ASEAN khác, giá trị đầu tư theo năm của Trung Quốc vào Lào năm 2003 chỉ chiếm 0,67% tổng giá trị đầu tư Trung Quốc thực hiện với các nước ASEAN, con số này đã tăng lên thành 9,07% năm 2018.

Xét về giá trị đầu tư theo năm hay tổng lũy kế đầu tư nhận từ Trung Quốc, đến năm 2018 Lào đều đứng thứ 4 ASEAN chỉ sau ba nước là Singapore, Indonesia, Malaysia, Lào đồng thời xếp thứ 17 trong danh sách các quốc gia trên thế giới nhận nhiều đầu tư nhất từ Trung Quốc.

 

Về cơ cấu, các địa phương của Trung Quốc đầu tư vào Lào nhiều nhất gồm Vân Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Số doanh nghiệp của ba địa phương này chiếm tới 63.42% tổng số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Lào. Trong đó, Vân Nam với ưu thế có chung đường biên giới nên đương nhiên có nhiều cơ hội và tiềm năng hợp tác với Lào, Hồ Nam thì thông qua các hội đồng hương để lôi kéo, dẫn dắt thêm doanh nghiệp vào Lào, Hội doanh nghiệp Hồ Nam tại Lào cũng là hội doanh nghiệp có số thành viên đông đảo nhất tại Lào.

Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2019 thương mại song phương hai nước Trung Quốc – Lào lập mức cao lịch sử 3,92 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm trước đó.

 

Trong sáu tháng đầu năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid 19 đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc vào Lào đạt 808,49 triệu USD, đứng thứ 3 ASEAN, thứ 5 thế giới về các nước nhận nhiều đầu tư nhất của Trung Quốc.

Cũng trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã ký các hợp đồng nhà thầu xây dựng công trình với Lào trị giá 1,69 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ. Đối với Lào, Trung Quốc hiện vẫn là nhà đầu tư, nhà viện trợ, nhà nhập khẩu đứng thứ nhất. Mặc dù vậy, cũng có nhiều lo lắng về việc đầu tư của Trung Quốc làm khoảng cách giàu nghèo, nạn ô nhiễm, tỷ lệ tội phạm đặc biệt là tội phạm hình sự nghiêm trọng đang có biểu hiện gia tăng tại Lào. Đây là điều mà chính báo cáo “Phân tích và triển vọng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào – Anlysis and Prospect of Chinese Direct Investment In Laos” cũng đã phần nào thừa nhận.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Trung Quốc ra mắt vaccine COVID-19 tại hội chợ

Thanh Mai |

Loại vaccine COVID-19 được Trung Quốc đưa ra đã thu hút nhiều khách tham quan khi hội chợ mở cửa ngày 7/9.

Người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng bị phạt nằm trong quan tài ở Jakarta

Thanh Mai |

Người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng tại thủ đô Jakarta sẽ phải nằm trong quan tài và suy nghĩ về hành động của mình.

WHO sẽ không phê chuẩn vắcxin chưa đáp ứng tiêu chí an toàn

Bích Liên |

WHO cho biết sẽ không có vắcxin nào được triển khai hàng loạt trước khi các chính phủ và WHO chắc chắn rằng loại vắcxin này đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về an toàn và hiệu quả.

Trung Quốc và Lào hợp tác thành lập công ty về truyền tải điện

Tổng hợp |

Theo Tân Hoa Xã, ngày 1/9 vừa qua tại Thủ đô Viêng Chăn, công ty China Southern Power Grid (CSG) và Công ty điện lực quốc gia Lào (EDL) đã ký kết hợp đồng cổ đông, theo đó hai bên sẽ cùng góp vốn để thành lập Công ty truyền tải điện quốc gia Lào gọi tắt là EDLT. Điều này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác của hai bên trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lưới điện.