Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?

P.V |

Giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101 trong tổng số 147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện) được đánh giá.

Tháng 3/2021 vừa qua, trang thông tin điện tử Global Petrol Prices đã công bố định kỳ giá điện bình quân tại 147 quốc gia trên thế giới, bao gồm đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp (địa chỉ: https://www.globalpetrolprices.com/electricity-prices/)

Giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam là 1864,44 đồng/kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là bằng khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới. Ảnh minh họa
Giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam là 1864,44 đồng/kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là bằng khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới. Ảnh minh họa
Theo thông tin bài viết, giá điện trung bình trên thế giới ở thời điểm tháng 3/2021 là 0,136 USD/kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,124 USD/kWh đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tại nội dung công bố này, giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101 trong tổng số 147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện) có trong báo cáo.

Quốc gia có giá điện bình quân cao nhất thế giới là nước Đức với mức giá 0,372 USD/kWh. Trong thành phần giá điện của Đức, có khoảng 25% là phí đấu nối lưới điện, kể cả bao gồm đo đếm và các dịch vụ kèm theo. Tỷ lệ cơ cấu nguồn điện hiện nay của nước Đức như sau: 27% gió, 24% than, 12% hạt nhân, 12% khí tự nhiên, 10% mặt trời, 9,3% sinh khối, 3,7% thủy điện.

Theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (cũng tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là tương đương khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới và cũng chỉ ở mức trung bình thấp so với giá điện bình quân của thế giới (101/147).

Trạm biến áp 220KV tại xã Tân Hợp (Hướng Hóa, Quảng Trị)
Trạm biến áp 220KV tại xã Tân Hợp (Hướng Hóa, Quảng Trị)
Trong khu vực ASEAN, giá điện của Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, thậm chí giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 51% so với Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kW). Hiện nay trong ASEAN thì Lào là nước có giá điện thấp nhất khu vực, tuy nhiên cần lưu ý Lào là nước có tới 70% điện năng sản xuất từ thủy điện và khoảng 25% từ nhiệt điện than.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc,... do chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao làm giá điện cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, từ trong tháng 7/2021 trở lại đây, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 dự kiến tăng tới 16.600 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù EVN cũng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 cũng như ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao từ tháng 7 trở lại đây nhưng trên tinh thần tích cực chia sẻ với những khó khăn của các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống dịch, EVN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền là hơn 16.950 tỷ đồng.

(Nguồn: Chính phủ)

TAGS

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt- Lào sẽ tổ chức tại Lao Bảo

Phan Vĩnh |

Trong 2 ngày 27 và 28/10, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, cùng đi có Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng, Thiếu tướng Lê Tất Thắng - Phó Tư lệnh Quân khu 4 vừa tiến hành kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất, cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ chương trình OCOP

Thanh Trúc |

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) sau hơn hai năm triển khai thực hiện đã phát huy được hiệu quả kinh tế bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ những khó khăn, bất cập, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài như hiện nay.

Nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại

Tổng hợp |

Bộ Y tế Lào đã cho phép 20 nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19 bùng phát.

Người ở lại Tân Pun để làm giàu

Bích Liên |

Sau gần 17 năm thành lập, từ một vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, giờ đây, qua bàn tay khai phá của những người trẻ, làng thanh niên lập nghiệp Tân Pun, nay sáp nhập đổi tên thành Mã Lai Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã chuyển mình, cuộc sống người dân được cải thiện, ấm no hơn. Đến Tân Pun hôm nay, nhiều người nhắc đến anh Nguyễn Văn Diễn, một trong những người đã quyết tâm bám đất bám làng, không chỉ sống được mà còn làm giàu trên quê hương mới.