Hai kịch bản cập nhật cho kinh tế Việt Nam năm 2021

Trần Ngọc |

Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,9% theo kịch bản 1, và 6,2% trong kịch bản 2.

Ngày 15/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững” với sự hỗ trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM - nhấn mạnh: Tốc độ tăng GDP đạt 5,64% trong 6 tháng đầu năm 2021, trong đó quý I tăng 4,65% và quý II tăng 6,61%. Đà phục hồi tăng trưởng vẫn hiện hữu, mặc dù vậy, việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 ở mức 6,5% là thách thức rất lớn.

TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM

Kinh tế Việt Nam đã có quý đầu tiên mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng và tiếp tục nằm trong nhóm duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao ở khu vực châu Á, TS. Hồng Minh cho hay.

Viện trưởng CIEM nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế toàn cầu phục hồi rõ nét hơn, dù chưa đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế. Các nền kinh tế phát triển phục hồi khá mạnh mẽ, trong khi các quốc gia đang phát triển phục hồi chậm. Song, đà phục hồi kinh tế còn nhiều bất định, do rủi ro bùng phát các đợt dịch bệnh mới, diễn biến lây lan nhanh của các biến thể COVID-19 mới khiến nhiều quốc gia áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế; chậm trễ trong phổ biến vắc-xin và tiêm chủng; rủi ro nợ và áp lực lạm phát…

Trong báo cáo do nhóm nghiên cứu CIEM thực hiện, có 2 kịch bản được nêu ra cho nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. 

Kịch bản 1: Dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,9%.

Kịch bản 2: Giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ khác ở chỗ dịch bệnh được khống chế sớm trong tháng 8/2021, và giả thiết tốc độ tăng GDP của thế giới, M2, tín dụng và giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức cao hơn. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 6,2%.

Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 16,4% trong kịch bản 1 và tăng 18,3% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 4,2 tỷ USD và 5,4 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 2,6% và 2,8%.

Bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến phức tạp, nhất là đợi dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua, đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. (Ảnh minh họa)
Bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến phức tạp, nhất là đợi dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua, đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Đáng lưu ý, báo cáo của CIEM đưa ra một số đánh giá và định hướng chính sách với vấn đề di cư trong nước ở góc độ giới. Thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, kéo theo thay đổi cơ cấu lao động và gia tăng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Trong quá trình đó, những vấn đề liên quan đến lao động di cư, thu nhập, và các vấn đề xã hội của người di cư ở góc độ giới được nhìn nhận và phân tích.

Báo cáo cũng đề xuất chính sách nhằm lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế, nhấn mạnh đến hạ tầng (cả cứng và mềm) đối với các địa phương tiếp nhận lao động di cư và cả địa phương có lao động xuất cư.

Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh chỉ rõ, những ý kiến tranh biện về kịch bản diễn biến giá cả và yêu cầu kiểm soát lạm phát trong những tuần vừa qua phản ánh sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp. Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, trên tinh thần đơn giản hóa điều kiện tiếp cận để các nhóm này trụ vững qua thời kỳ khó khăn.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Trục Đông - Tây tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Trị

Nguyên Lý |

Trục Đông - Tây đã và đang tạo động lực chính cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị khi tập trung khai thác được thế mạnh sẵn có và thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn.

Đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng trục Quốc lộ 9

PV |

* Đồng chí NGUYỄN ĐĂNG QUANG - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị thu hút trên 104.000 tỷ đồng đầu tư vào khu kinh tế

Nguyên Lý |

Hai khu kinh tế Lao Bảo, Đông Nam Quảng Trị cùng ba khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang và Tây Bắc Hồ Xá của tỉnh Quảng Trị đã thu hút được 174 dự án.

Kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,7% năm 2021

CTV Anh Thư |

Ngân hàng United Oversea Bank vẫn tự tin giữ nguyên dự đoán rằng, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2021.