Lào củng cố an toàn đập khi chuẩn bị xuất khẩu điện tăng vọt

BTV |

 

Trong bối cảnh Lào liên tục đạt được thỏa thuận với đối tác nước ngoài về xuất khẩu điện, Bộ Năng lượng và Mỏ đang tập trung thúc đẩy các biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đập.

 

Trong vài năm tới, điện dự kiến vẫn sẽ dẫn đầu giá trị xuất khẩu của Lào và còn tăng vọt khi nước này đạt được thỏa thuận với nhiều nước láng giềng Asean bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Myanmar và Singapore.

Tham vọng trở thành nguồn điện khu vực của Lào được cụ thể hóa bằng kế hoạch tăng xuất khẩu điện lên 20.000MW trong giai đoạn 2020-2030, theo Bộ Năng lượng và Mỏ. “Việc quan trọng là đảm bảo tính an toàn đập, bao gồm cả đập có quy mô lớn cho đến nhỏ trên phạm vi toàn quốc”.

Ngoài việc yêu cầu cung cấp báo cáo về kế hoạch phát triển đập của nhà đầu tư. Việc triển khai kiểm tra tiêu chuẩn an toàn đập sẽ được thực hiện liên cấp dưới sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, tập trung vào tất cả 354 dự án thủy điện cỡ nhỏ trên cả nước, bao gồm 39 nhà máy đang hoạt động, 24 nhà máy đang xây dựng cho đến 291 dự án đang trong giai đoạn thực hiện biên bản ghi nhớ.

Các nhà máy thủy điện vượt qua bài kiểm tra an toàn bởi cơ quan trung ương sẽ được chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Ngoài ra, Bộ Năng lượng và Mỏ cũng đã lên kế hoạch kiểm tra 55 dự án thủy điện quy mô lớn, bao gồm 29 dự án đã đi vào hoạt động, 22 dự án đang xây dựng và 4 dự án đang trong giai đoạn thiết kế.

Theo Bộ Năng lượng và Mỏ, kể từ tháng 2/2019, cơ quan này mới chỉ nhận được 13 báo cáo chi tiết từ các dự án thủy điện và xác định thủy điện Nam Chien, nhiệt điện Hongsa đã không đạt các tiêu chuẩn bắt buộc, các dự án được cho thời hạn để tự điều chỉnh và cải thiện hoạt động. Ngoài ra, thủy điện Nam Kong 2, Nam Kong 3, Nam Ngiep 3A, Nam Mo 2 là các dự án được gọi tên do chưa hoàn thành báo cáo cuối cùng và nộp cho Bộ.

Bộ Năng lượng và Mỏ cho biết kế hoạch kiểm tra an toàn đập sẽ diễn ra cho đến trước mùa mưa và xem xét việc đề xuất thành lập ủy ban an toàn đập quốc gia để tham gia vào Ủy ban quốc tế về đập lớn ICOLD.

Đối với tình hình trong nước, sản lượng tiêu thụ điện năm 2019 là khoảng 1.222MW và dự kiến tăng lên 1.800MW trong vòng 5 năm tới, trong khi năng lực sản xuất của Lào sẽ đạt 20.000MW cho đến năm 2030, điều này dẫn đến sự dư thừa nguồn cung và đều được đặt mục tiêu cho xuất khẩu. Bao gồm 9.000MW cho Thái Lan, 6.000MW cho Campuchia, 5.000MW cho Việt Nam, 300MW cho Myanmar và 300MW cho Malaysia. Ngoài ra, Lào cũng đang đàm phán với Singapore về kế hoạch bán điện cho nước này.

Năm 2019, giá trị xuất khẩu điện của Lào tiếp tục dẫn đầu, đạt khoảng 1.065 tỷ USD và Thái Lan vẫn là thị trường chính mua điện của Lào.

(Nguồn: Vientiane Times)

TAGS

La Lay vẫy gọi

Văn Cần |

Những ngày đầu xuân, theo hành trình dọc Quốc lộ 14 trong hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại rồi rẽ vào quốc lộ 15D, chúng tôi đến La Lay, mảnh đất nằm ở vùng đất cực Tây - Nam Quảng Trị. 

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Lê Ni – Danang Fantasticity |

Nằm trong Chương trình làm việc của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, dự kiến tháng 4/2020, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 với các hoạt động chính như: các cuộc họp quan trọng trong Hội nghị, tiệc chiêu đãi của lãnh đạo Việt Nam, hoạt động truyền thông, báo chí…

Xảy ra động đất tại miền Bắc Lào

Tổng hợp |

Ngày 29/2, trung tâm khí tượng và thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào thông báo việc xảy ra động đất có cường độ 4.5 độ Richter tại khu vực biên giới thuộc tỉnh Luang Namtha.

Hơn 732 tỉ đồng đầu tư vào Cụm Công nghiệp Đông Ái Tử

Nguyễn Vinh |

Bằng các giải pháp đồng bộ trong giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng giao thông, triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, đến nay Cụm Công nghiệp Đông Ái Tử đã có 17 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 16 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận cho đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 732 tỉ đồng, tỉ lệ “lấp đầy” cụm công nghiệp này đạt trên 95%.