Lào sẵn sàng hội nhập kinh tế số

PV |

Lào xác định Kinh tế số là một trong những then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai do đây là kinh tế theo hình thức mới, trên cơ sở sử dụng công nghệ số (internet) làm công cụ trong việc điều khiển phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả, thuận tiện, nhanh chóng trong công việc của cả Nhà nước và tư nhân. Hiện Chính phủ Lào đang chuẩn bị sẵn sàng hội nhập kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0 để các ngành liên quan biết, hiểu để đón nhận sự thay đổi trong tương lai.

 

Thứ trưởng Bưu chính và Viễn thông Lào Bounsaleumxay Khennavong mới đây khẳng định, Đảng, Chính phủ Lào đã thấy được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa đặc biệt là việc chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, tạo điều kiện để tiếp nhận và hỗ trợ việc này cho kịp với sự thay đổi của khu vực và thế giới hiện nay.

Công nghệ IOT đã được Star Telecom, một liên doanh của Viettel tại Lào triển khai toàn bộ hạ tầng để đưa vào sử dụng.
Công nghệ IOT đã được Star Telecom, một liên doanh của Viettel tại Lào triển khai toàn bộ hạ tầng để đưa vào sử dụng.

Thứ trưởng Bưu chính và Viễn thông Lào Bounsaleumxay Khennavong nhấn mạnh sự quan trọng của lĩnh vực ICT cũng như kỹ thuật số là thế mạnh điều khiển kinh tế trong thời gian Covid-19 mà nhiều hoạt động và giao dịch bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng đối diện với với hoạt động và giao dịch thông qua hệ thống trực tuyến đã được mở rộng theo hướng mới làm tăng thêm giá trị và sự kết nối theo hình thức trực tuyến đã trở thành nhu cầu của xã hội, làm cho hoạt động kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày của toàn xã hội vẫn được tiến hành theo hình thức bình thường mới.

Hiện nay, Lào đang tập trung việc xây dựng cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, việc bảo đảm an toàn, an ninh… để chuẩn bị sẵn sàng hội nhập kinh tế số và công nghiệp 4.0. Thời gian qua, ngành Bưu chính và Viễn thông của Lào đã tổ chức thực hiện, đạt được những kết quả khả quan trong việc quản lý, phát triển, sử dụng ICT cũng như công nghệ số góp phần vào việc hiện đại hóa như mở rộng mạng lưới điện thoại và internet, bảo đảm, quản lý 90% khu vực trên cả nước; cơ sở hạ tầng trung tâm thông tin quốc gia; mã tên nguồn internet .LA; chữ ký điện tử; đăng ký số điện thoại; hệ thống hội nghị trực tuyến; hệ thống văn phòng điện tử (E-Office); hệ thống thông tin Chính phủ (G-Chat); hệ thống trang web nền tảng của Nhà nước (G-Web Platform); việc trả tiền thông qua điện thoại (Mobile Money) đã trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc xây dựng kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0.

Lào cũng vừa đưa vào sử dụng mã tên miền internet tiếng Lào cấp cao nhất của quốc gia, thời gian qua mã tên miền internet bằng tiếng Lào đã được mở đồng thời với mã tên miền internet tiếng Anh để phổ biến thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, tại hội nghị thường kỳ tháng 9-2020, Chính phủ Lào đã nhất trí về nguyên tắc thông qua tầm nhìn 20 năm (2021 – 2040), chiến lược 10 năm (2021 – 2030) và Kế hoạch tổng thể kinh tế số quốc gia giai đoạn 5 năm (2021 – 2025) dựa trên đường lối của Đảng, kế hoạch, chính sách của Chính phủ, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế của Lào thời gian qua, kết hợp với phát triển kinh tế số của khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước bạn bè chiến lược.

Kế hoạch này sẽ góp phần vào Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia năm năm lần thứ IX (2021 – 2025) để kinh tế số trở thành một phần quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia vào năm sau. Kinh tế số là kinh tế theo hình thức mới, trên cơ sở sử dụng công nghệ số (internet) làm công cụ trong việc điều khiển phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả, thuận tiện, nhanh chóng trong công việc của cả Nhà nước và tư nhân; minh bạch, an toàn, tăng thêm giá trị cho sản xuất, thương mại, dịch vụ tạo ra các cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân Lào, đây là yêu cầu khách quan mà Lào phải thích nghi theo thời đại để tăng thêm khả năng cạnh tranh về kinh tế.

(Nguồn: NDĐT)

TAGS

Nông nghiệp công nghệ cao, một xu hướng tất yếu

Thanh Trúc |

Ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất được xem là khâu đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra các sản phẩm an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC, đồng thời ngành nông nghiệp và các địa phương luôn nỗ lực để đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị nông sản.

Bước đột phá trong ứng dụng khoa học và công nghệ

Kô Kăn Sương |

Những năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều đột phá, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cấp chủ trương đầu tư cho 10 dự án nông nghiệp công nghệ cao

Quang Hiệp |

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, trong 10 năm qua, tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 57 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trong số đó, đáng chú ý là có 10 dự án nông nghiệp công nghệ cao được cấp chủ trương đầu tư với tổng số vốn hơn 863,5 tỉ đồng.

Trồng cây ăn quả theo mô hình hữu cơ công nghệ cao

Anh Vũ - Lê Trường |

Ngày 5/10/2020, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tiến hành cấp phát giống cây ăn quả để người dân triển khai mô hình “Sản xuất cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao theo chương trình OCOP” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020.