Những cư dân Lào lần đầu được bầu cử ở Việt Nam

Nguyên Bảo |

Đến thời điểm này, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bầu cử đã được các cấp các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai. Tuy nhiên, đối với vùng biên giới phía Tây Quảng Trị, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người Lào, cư dân di cư tự do sinh sống, việc tuyên truyền cũng như quản lí hành chính dân cư sẽ gặp khó khăn hơn. Được nhập quốc tịch Việt Nam, người dân rất phấn khởi khi mình có quyền bầu cử. Các ngành chức năng cũng phát huy hết trách nhiệm của mình, đảm bảo để người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình.

Từ năm 2019, gia đình anh Hồ Văn Ven, ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cũng như nhiều người ở đây đã được nhập quốc tịch Việt Nam. Sau khi được nhập quốc tịch, đời sống bà con đã có nhiều thay đổi. Anh Ven cũng như bà con được cấp đất, có thẻ bảo hiểm y tế, được quan tâm nhiều chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhờ cán bộ, chiến sĩ biên phòng Đồn Biên phòng Ba Tầng và cán bộ tư pháp xã đã đến tuyên truyền, anh và gia đình đã hiểu nhiều hơn về công tác bầu cử. Anh Ven phấn khởi cho biết: "20 năm qua chưa được bầu cử lần nào, nhưng năm nay, nhân dân ở đây rất phấn khởi và tự hào bởi vì được nhập quốc tịch và cũng là lần đầu tiên cả thôn ở đây được bầu cử. Chúng tôi được chọn các cán bộ có khả năng, có năng lực để làm việc cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân lao động, sản xuất để phát triển thêm cuộc sống của mình."

Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa phối hợp với lực lượng biên phòng tuyên truyền về bầu cử cho cư dân vùng biên giới
Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa phối hợp với lực lượng biên phòng tuyên truyền về bầu cử cho cư dân vùng biên giới

Không riêng gì anh Ven, tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đã có 756/855 người Lào được nhập quốc tịch Việt Nam. Nhiều người dân vô cùng phấn khởi khi lần đầu tiên được thực hiện quyền và nghĩa vụ của một cử tri. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bầu cử được các ngành chức năng và các lực lượng vũ trang tích cực triển khai.

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, không chỉ tuyên truyền đến từng hộ gia đình, lực lượng biên phòng đã phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa, các cấp chính quyền, các ngành chức năng tăng cường tổ chức các buổi truyền thông về tận thôn bản. Hội đồng giáo dục pháp luật huyện phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND. Đặc biệt, tập trung vào đối tượng dân di cư tự do, kết hôn không giá thú và những đối tượng đã được nhập quốc tịch Việt Nam.

Lực lượng biên phòng tuyên truyền cho bà biên giới về bầu cử
Lực lượng biên phòng tuyên truyền cho bà biên giới về bầu cử

Trung tá Trần Đức Tứ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Tầng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị cho biết: “Đồn đã phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức tập huấn cho các thành viên trong tổ bầu cử với các hình thức tuyên truyền thông qua họp dân, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống loa của đơn vị và địa bàn. Chúng tôi cử lực lượng phối hợp với công an, quân sự xã tổ chức tuần tra lưu động trên địa bàn đảm bảo tốt nhất an ninh trật tự trước, trong và sau khi diễn ra bầu cử”.

Huyện Đakrông là địa phương có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, địa hình đối núi hiểm trở nên việc tuyên truyền về bầu cử cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, địa phương cũng có 96 người di cư tự do được nhập quốc tịch Việt Nam, việc phổ biến công tác bầu cử cho bà con rất cần thiết. Huyện đã triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho công tác bầu cử, hiện đã hoàn thành thành lập các tổ bầu cử từ huyện đến cơ sở. Và bố trí 77 tổ bầu cử cho 77 khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2021 – 2026.

Các địa phương đang tích cực chuẩn bị thẻ cử tri đảm bảo cho công tác bầu cử
Các địa phương đang tích cực chuẩn bị thẻ cử tri đảm bảo cho công tác bầu cử

Chia sẻ về hoạt động chuẩn bị cho bầu cử tại địa phương, ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết thêm: đến nay trên toàn địa bàn huyện cơ bản bám sát đúng quy trình và thời gian Ủy ban bầu cử quốc gia ấn định, đảm bảo để trong ngày bầu cử 23/5 tất cả mọi công tác chuẩn bị thì đều được sẵn sàng, kể cả việc xác nhận cấp thẻ cử tri cho cư dân biên giới. Trong thời gian vừa qua, có 96 cư dân tự do biên giới đã được nhập quốc tịch Việt Nam, trong đó, có 81 người trong độ tuổi đảm bảo quyền công dân đi bẩu cử theo luật pháp Việt Nam.

Với việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, tin chắc rằng công tác bầu cử vùng biên sẽ trở thành ngày hội của toàn dân, góp phần đưa cuộc đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021- 2026 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thành công tốt đẹp.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thị trấn Trường Sa

Tiên Minh |

Đại tá Nguyễn Đình Hùng, Tư lệnh Vùng 4, yêu cầu cán bộ, chiến sỹ ở thị trấn Trường Sa cần tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị để tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND theo đúng tiến độ.

Không lợi dụng bầu cử để tố cáo sai sự thật

Tùng Lâm |

Thực tế cho thấy, trước mỗi dịp diễn ra sự kiện quan trọng như đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo lại xuất hiện nhiều hơn bình thường, nhất là các nội dung liên quan đến công tác cán bộ... Trong số đơn thư, nhiều trường hợp giả danh, khuyết danh, nội dung không đúng sự thật, vu khống với mục đích xấu.

Hôm nay, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia

Thanh Mai |

Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Thông qua chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII

Ngọc Thành - Hoàng Lê - Trọng Phú |

Ngày 25/1, Đại hội XIII của Đảng họp phiên trù bị, thông qua quy chế làm việc, chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.