Thái Lan: Biểu tình kêu gọi hạn chế quyền lực của hoàng gia

PV |

Hàng chục nghìn người hôm qua và hôm nay tham gia cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm gần đây ở Thái Lan, kêu gọi hạn chế quyền lực của hoàng gia.

“Nếu hoàng gia không được đặt dưới hiến pháp, chúng ta sẽ không bao giờ có được dân chủ thực sự”, Reuters dẫn lời lãnh đạo cuộc biểu tình đồng thời là luật sư nhân quyền Arnon Namp tuyên bố trước đám đông tập trung gần Hoàng cung, ở trung tâm Bangkok.

Biểu tình cực lớn ở Thái Lan để đòi hoàng gia cải tổ. Ảnh: Reuters
Biểu tình cực lớn ở Thái Lan để đòi hoàng gia cải tổ. Ảnh: Reuters

“Hơn nữa, hơn nữa”, đám đông hô to sau khi ông Arnon kêu gọi cắt giảm ngân sách hoàng gia và thay đổi hiến pháp để khiến nhà vua Maha Vajiralongkorn bị đặt dưới sự kiểm soát.

Sáng nay, người biểu tình đã dùng xi măng gắn chặt một tấm bảng đồng xuống bãi cỏ gần Hoàng cung, tuyên bố, Thái Lan thuộc về người dân, chứ không phải hoàng gia do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

 Tấm bảng đồng được đặt ở Sanam Luang, còn gọi là bãi cỏ hoàng gia, ngay sau khi mặt trời mọc. Trước đó, một tấm bảng tương tự kỷ sự kết thúc nền quân chủ chuyên chế tại Thái Lan vào năm 1932 đã được dỡ bỏ sau khi Vua Vajiralongkorn lên nắm quyền.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters


Hiện, hoàng gia Thái chưa bình luận gì về cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra hôm qua (19/9) và sáng nay.

“Mọi người có thể biểu tình nhưng họ nên tiến hành trong hoà bình và khuôn khổ pháp luật”, phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho hay. Quan chức này cũng cho hay, cảnh sát sẽ không dùng vũ lực chống lại người biểu tình.

Ảnh: Nikkei Asia
Ảnh: Nikkei Asia


Sáng nay, hàng chục nghìn người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu kêu gọi cải tổ hoàng gia, loại ông Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo đảo chính, khỏi vị trí Thủ tướng hiện thời.

“Thái Lan không thuộc về bất cứ ai mà thuộc về tất cả chúng ta”, một trong các lãnh đạo biểu tình là Parit Chiwarak tuyên bố tại buổi lễ gắn bảng đồng.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình nổ ra từ giữa tháng 7 đã phá vỡ điều cấm kị bấy lâu nay khi chỉ trích hoàng gia cũng như tìm kiếm hiến pháp mới, kêu gọi tiến hành bầu cử.

Những người theo đường lối bảo thủ bị chấn động bởi cuộc tấn công nhằm vào hoàng gia. “Các vị có thể nói về thủ tướng nhưng đừng nói về nhà vua”, một trong những người dùng Facebook bình luận khi các bài phát biểu được truyền trực tiếp từ cuộc biểu tình.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Phóng viên Reuters ước tính có ít nhất 30.000 người tham gia biểu tình. Trong khi đó, các nhà tổ chức cho hay, có hơn 50.000 người tham gia. Theo cảnh sát, có khoảng 18.000 người tham gia biểu tình, số người biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Prayuth lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.

Người biểu tình cho hay, sáng nay, họ sẽ kéo về toà nhà chính phủ.

(Nguồn: Vietnamnet)

TAGS

Hoàn thành nhà ga đường sắt đầu tiên tại Lào

Tổng hợp |

Nhà ga đường sắt đầu tiên dọc theo tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc vừa được hoàn thành, đánh dấu thêm một bước tiến mới của dự án.

Pháp triệt phá băng nhóm đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Thanh Hải |

Những kẻ buôn người đã làm việc với một công ty lữ hành tại Trung Quốc để cấp thị thực cho những người Trung Quốc muốn nhập cư vào Pháp bằng con đường du lịch.

Lào tổ chức đua xe đạp “Tour de Khammuan” xuyên Vườn quốc gia Nakai

PV |

Chiến dịch “người Lào du lịch Lào” (“Lao thiew Lao”) chuẩn bị tiến hành các hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực này.

Thái Lan kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh miền Nam do bất ổn

Phương Hoa |

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người dân, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép giới chức địa phương được phép theo dõi và bắt những phần tử âm mưu phá hoại an ninh quốc gia.

Lào chỉ còn 1 bệnh nhân Covid-19

Tổng hợp |

Ngày 16/9, Bộ Y tế Lào tổ chức họp báo, cho biết số bệnh nhân Covid-19 ở nước này vẫn là 23 người, trong đó 22 người đã được điều trị khỏi và xuất viện.