Thái Lan và Campuchia gồng mình chống dịch

Bắc Hiệp |

Kể từ tháng 3, Thái Lan và Campuchia đã phải gồng mình chống đỡ làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới nhất, gây nguy cơ quá tải hệ thống y tế ở cả hai nước.

Một loạt các ca mắc COVID-19 đã được phát hiện ở một tụ điểm giải trí về đêm ở thành phố Bangko của Thái Lan vào tháng trước, ngay trước kỳ nghỉ lễ Songkran, khi nhiều người Thái Lan trở về quê nhà để ăn tết.

Sau khi ghi nhận số ca mắc kỷ lục vào tuần trước, các nhà chức trách Thái Lan đã thắt chặt biện pháp phòng dịch hơn nữa, bao gồm đóng cửa các trường học trong 2 tuần. Các quán bar cũng ngừng hoạt động, trong khi các nhà hàng bị cấm phục vụ rượu và giờ mở cửa của các trung tâm mua sắm bị thu hẹp ở các khu vực như Bangkok.

Một bệnh viện dã chiến được thiết lập tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: Getty Images
Một bệnh viện dã chiến được thiết lập tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: Getty Images

Giáo sư Anucha Apisarnthanarak tại Đại học Thammasat cho biết các bệnh nhân trong làn sóng hiện tại có các triệu chứng khác nhau, bao gồm phát ban và mắt đỏ. Khoảng 40% bệnh nhân có các triệu chứng bị viêm phổi khi nằm viện, một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các làn sóng trước.

“Trong hai hoặc ba tuần tới, nếu các ca bệnh vẫn gia tăng, chúng tôi có thể gặp phải tình huống mà Tây Ban Nha, Anh hoặc các nước châu Âu đã gặp phải 6 tháng trước vì cơ sở y tế của chúng tôi bị quá tải", giáo sư Anucha nói.

Kể từ ngày 1/4, Thái Lan đã ghi nhận 14.900 ca mắc COVID-19, gần gấp đôi số ca nhiễm nước này có trong cả năm 2020. Thêm 1.390 trường hợp mới được xác nhận vào thứ Hai, thấp hơn mức kỷ lục 1.767 trường hợp được công bố vào hôm Chủ nhật tuần trước.

Đầu tuần này, một bệnh viện dã chiến thứ tư đã được thiết lập tại tại trung tâm thể thao Bangkok Arena, nơi sẽ tiếp nhận các trường hợp không có triệu chứng. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính được yêu cầu ở lại cơ sở này để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nước láng giềng Campuchia cũng đang gấp rút ngăn chặn làn sóng lây nhiễm xuất hiện từ cuối tháng 2. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen cho biết đất nước này đang "trên bờ vực sinh tử", hiện 2 triệu người tại hai khu vực Phnom Penh và Kandal đã bị phong tỏa. Hàng nghìn giường bệnh đã được đặt trong các sảnh tiệc cưới và trường học.

Campuchia và Thái Lan đều là số ít quốc gia tại Đông Nam Á ghi nhận ít ca mắc COVID-19 trong năm 2020, nhưng kể từ năm 2021 tình hình đã vượt quá tầm kiểm soát.

Theo trang web Our World in Data, Thái Lan hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về chương trình tiêm chủng, tính đến ngày 17/4 chỉ chưa tới 1% trong tổng số 69,8 triệu người dân nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Cũng theo Our World in Data, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore là nước có tiến độ tiêm chủng nhanh nhất, với 19% trong tổng số 5,85 triệu dân được tiêm mũi đầu tiên. Trong khi chỉ có 7,5% trong số 16,72 triệu người Campuchia được tiêm chủng.

(Nguồn: The Guardian)

TAGS

Thái Lan cân nhắc cho phép các tỉnh trưởng áp đặt lệnh giới nghiêm

Ngọc Quang-Minh Châu |

Biện pháp giới nghiêm theo từng tỉnh được triển khai ở Samut Sakhon trong đợt bùng phát dịch thứ hai, khi tỉnh trưởng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau trên toàn tỉnh.

Thái Lan lên kế hoạch phong toả một phần đất nước vì dịch COVID-19

PV |

Chính phủ Thái Lan đang thảo luận kế hoạch về việc áp đặt lệnh phong toả ở thủ đô Bangkok và vùng lân cận trong bối cảnh mỗi ngày nước này ghi nhận hơn 1.000 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất từ trước tới nay.

Du lịch Thái Lan có thể thiệt hại 10 tỷ baht do đợt COVID-19 thứ ba

Ngọc Quang |

Trong đợt thứ ba, có nhiều ca mắc hơn ở thủ đô Bangkok và đợt bùng phát đã lan sang các tỉnh nhanh hơn so với đợt trước, khiến nhiều người phải hủy các chuyến đi của họ trong kỳ nghỉ lễ.

Thái Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất kể từ đầu dịch

PV |

Ngày 12/4, Thái Lan ghi nhận thêm 985 ca mắc COVID-19, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất kể từ đầu dịch.