Chị Tâm... tâm sự

Nguyễn Trường |

“Tôi nhớ, lúc ấy, một hội nghị đối thoại giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ được tổ chức đã giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ở đó có sự thấu hiểu và chia sẻ vì mục đích chung là hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều tôi vui hơn cả là từ thời điểm đó, đời sống của NLĐ trong Cty liên tục được cải thiện và những vụ ngừng việc tập thể đã không còn xảy ra. Nhiều nữ công nhân đã gọi vui tên tôi là Tâm... tâm sự” – chị Tâm chia sẻ.

Chị Đinh Thị Thanh Tâm đã có thời gian gần 10 năm làm Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Giầy ADORA Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Điệp, Ninh Bình). Tại Cty, do lực lượng lao động đông (trên 8.000 người) nên công tác nắm bắt tư tưởng, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người lao động (NLĐ) được CĐCS xác định ưu tiên hàng đầu. Song đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

Chị Tâm chia sẻ, chị đã cùng Ban chấp hành CĐ Cty xây dựng chương trình công tác trọng tâm, triển khai và thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Bởi lẽ, có thực hiện tốt các hoạt động, phong trào thi đua, môi trường làm việc mới ổn định và phát triển, CNLĐ được đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, CĐ có điều kiện chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ được tốt hơn.

Chị Tâm nhớ lại, cách đây gần 10 năm, khi Cty mới đi vào hoạt động, đã xảy ra những vụ ngừng việc tập thể kéo dài trong nhiều ngày. Qua trò chuyện với từng CN, chị mới vỡ lẽ, đời sống của CN thời điểm ấy gặp khá nhiều khó khăn khi tất cả các chi phí cho sinh hoạt đều đã tăng nhưng mức lương thì chưa theo kịp. Những bức xúc ấy cộng với sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã dẫn đến hành động ngừng việc tập thể. Chị Tâm đã nhanh chóng báo cáo lại với lãnh đạo Cty về thực tế này và yêu cầu có được sự chia sẻ nhiều hơn nữa và kịp thời hơn nữa với NLĐ.

“Tôi nhớ, lúc ấy, một hội nghị đối thoại giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ được tổ chức đã giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ở đó có sự thấu hiểu và chia sẻ vì mục đích chung là hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều tôi vui hơn cả là từ thời điểm đó, đời sống của NLĐ trong Cty liên tục được cải thiện và những vụ ngừng việc tập thể đã không còn xảy ra. Nhiều nữ công nhân đã gọi vui tên tôi là Tâm... tâm sự” – chị Tâm chia sẻ.

Chị Đinh Thị Thanh Tâm - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Điệp, Ninh Bình) - trao tiền hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn“.
Chị Đinh Thị Thanh Tâm - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Điệp, Ninh Bình) - trao tiền hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn“.
 Với trách nhiệm là chủ tịch CĐCS, là người đại diện cho NLĐ trong Cty, chị không ngừng đổi mới các nội dung, phương thức hoạt động CĐ cho phù hợp với thực tiễn của Cty. Chị thường xuyên đại diện cho tập thể NLĐ động ký kết Thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi, cao hơn luật cho NLĐ như: Tăng tiền cơm ca từ 15.000 đồng/người/ bữa ăn lên 17.000 đồng/người/bữa ăn, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng trước thời hạn 2 tháng cho NLĐ, tăng tiền trợ cấp chức vụ từ mức thấp nhất là 200.000 đồng tăng lên 1.000.000 đồng/tháng, tăng tiền trợ cấp thâm niên từ mức thấp nhất là 80.000 đồng tăng lên 150.000 đồng, tăng lên mức cao nhất là 800.000 đồng/tháng/người… Ngoài ra, thông qua các hoạt động như: Chương trình Tết sum vầy, Tháng Công nhân, xây nhà “Mái ấm Công đoàn”,… CĐ Cty đã hỗ trợ tiền và trao hàng nghìn suất quà có giá trị cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. 

“Ở cơ sở điều quan trọng nhất để đảm bảo cho NLĐ được chăm lo tốt nhất đó là DN phải hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Do đó, song song với việc tập trung chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, Chủ tịch CĐCS cũng cần phải chú trọng chỉ đạo trong công tác tổ chức các phong trào thi đua lao động sôi nổi, thu hút được đông đảo NLĐ tham gia. Có như vậy, CĐ mới làm tốt được chức năng chăm lo bảo vệ, đồng thời làm tăng năng suất lao động cho chủ DN” – chị Tâm nói. 

(Theo Lao Động)

"Cấp tốc" mở đường cho mặt hàng cá khô xuất khẩu

Hưng Thơ |

Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc mặt hàng cá khô xuất khẩu ở Gio Linh không đủ điều kiện xuất khẩu cho thấy, lâu nay việc kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng.

Xây dựng Lao Bảo thành điểm sáng trên tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây

Nguyễn Khiêm (thực hiện) |

Năm 2019, thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tổ chức nhiều sự kiện lớn có ý nghĩa: Hội nghị Giao lưu hữu nghị biên giới Việt – Lào năm 2019, Sơ kết 15 năm kết nghĩa bản-bản hai bên biên giới; đặc biệt, kỷ niệm 25 năm thành lập thị trấn Lao Bảo (01.8.1994 – 01.8.2019).

Người về trên đồi Cù Bốc

Nguyễn Khiêm |

Đã nhiều buổi chiều tôi cùng những người bạn lang thang trên đồi Cù Bốc (thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị), nơi đặt hàng ngàn ngôi mộ của các anh hùng liệt sỹ để tìm về với cội nguồn của những ngày tháng hào hùng của dân tộc.

Lao Bảo, 25 năm xây dựng và phát triển

Nguyễn Khiêm |

Những ngày này, thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) đang làm mọi công tác chuẩn bị cho 25 năm ngày thành lập.

Giao lưu thể thao hữu nghị Việt – Lào tại thị trấn biên giới Lao Bảo

Yên Mã Sơn |

Ngày 25.7 tại Nhà văn hóa khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã khai mạc giải bóng đá và bóng chuyền nam với sự tham gia của các đội đến từ các đơn vị của Lào; các xã, thị trấn và các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn

Báo Lao Động được tuyên dương vì tham gia hoạt động xã hội tốt ở địa phương

Hưng Thơ |

Ban vận động đã tổ chức quyên góp, tạo quỹ và nhận được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần. Hiện, đã có 20.000 cây hoa dã quỳ được ươm; 15.000 cây được xuống giống trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây hướng từ thị trấn Khe Sanh đi động Phong Nha. 

Dã quỳ lên đỉnh Sa Mù

Mai Trọng |

Tranh thủ thời tiết trời mưa, Ban tổ chức đã triển khai xuống gần 3000 cây giống từ chân đèo Sa Mù đến lối xuống thác Chênh Vênh, đây sẽ là vị trí “Check-in view đẹp” trước khi du khách di chuyển đến thắng cảnh thác Chênh Vênh.