Báu vật của làng Phú Kinh

Việt Hà |

Làng Phú Kinh, xã Hải Hòa ( nay là xã Hải Phong), huyện Hải Lăng -  Quảng Trị là một trong những làng cổ của tỉnh Quảng Trị. Là một làng quê thuần nông nằm bên dòng Ô Lâu lịch sử, Phú Kinh có phong cảnh hữu tình của một làng quê Việt Nam. Đặc biệt nơi đây hiện lưu giữ một hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa của quốc gia. Đó là bức Khoán ước của làng được khắc trên thanh gỗ lim và có niên đại xuất xứ hàng trăm năm.

Đình làng Phú Kinh
Đình làng Phú Kinh

 Phú Kinh là tên của một trong 5 làng của xã Hải Hòa cũ thuộc huyện Hải Lăng, nằm cách quốc lộ Bắc Nam khoảng 7 km về phía, là địa danh cuối của Quảng Trị nơi dòng Ô Lâu chảy qua trước khi đổ ra Phá Tam Giang, làng Phú Kinh luôn được sông nước tưới tắm, phù sa bồi bãi nên cây trái quanh năm tốt tươi hoa lợi, con người bình dị, thủy chung.

Tiến sỹ Trần Đình Hằng, Giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế cho biết: “Làng Phú Kinh là một trong những làng cổ của xứ Đàng trong. Lúc mới sáng lập hương hiệu có các tên là Cổ Kinh và Phúc Kinh, Cũng như sự hình thành nên các vùng đất châu thổ khác của các thôn phía đông của 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, xứ Cổ Kinh xưa đã được đắp bồi nên từ đầm lầy hoang vu của nghìn năm trước”

Có một điều khá khác lạ so với các làng khác là vào dịp Tiết Xuân phân hàng năm, tất cả các họ tộc trong làng đều tổ chức tảo mộ, trước nhớ ơn công đức các vị tiền nhân khai sáng ra dòng họ, sau là họp mặt con cháu cùng chia ngọt sẽ bùi, gắn kết máu huyết tương thân. “Việc tổ chức lễ hội cùng ngày đã minh chứng cho sự cố kết cộng đồng của các dòng họ trong làng, không sân si hơn thua, qua bao đời lưu truyền cho hậu thế”, ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Hội chủ làng Phú Kinh chia sẻ.

Theo lời các bậc trưởng thượng trong làng thì đình làng Phú Kinh đã được xây cất rất lâu cách đây hàng trăm năm, tuy nhiên do chiến tranh tao loạn, ngôi đình cổ đã bị tàn phá hoàn toàn. Đến năm 2012, cùng với nỗi niềm của bao thế hệ trong làng muốn có một nơi đồng vọng tâm linh, đình làng Phú Kinh đã được xây cất khang trang và uy nghi nơi đất cũ. Có được ngôi đình làng bề thế này những người con của làng ở sở tại hay xa xứ đã tâm huyết đóng góp dựng xây nên. Nơi đây vào ngày 18 tháng 6 âm lịch hàng năm, làng tổ chức lễ hội Kỳ Phước để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, công việc hanh thông, người làng luôn được hưởng phước tích nơi long mạch của làng.

Bức Khoán ước tại làng Phú Kinh
Bức Khoán ước tại làng Phú Kinh

Hiện tại, đình làng Phú Kinh có lưu giữ một bảo vật của làng, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứa về lịch sử văn hóa thì đây cũng được xem như báu vật của quốc gia - đó là bản Khoán ước của làng. Các bậc cao niên trong làng kể lại Bản Khoán ước này do tập thể viên chức, hào lão của làng soạn thảo vào thượng tuần tháng 6 năm Giáp Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng, và được khắc bằng chữ Hán trên một tấm gỗ lim dài 2,4m. Tiến sỹ Trần Đình Hằng, Giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế lý giải nội dung “bản Khoán ước đề cập đến hai nội dung quan trọng, một là: Phân chia một phần ruộng đất công dưới hình thức "vĩnh nghiệp" nhằm mục đích khuyến nông và đảm bảo đời sống cho mọi người dân trong làng, đặc biệt là chú trọng đến các đối tượng "mẹ góa con côi" hay "già cả, tật nguyền". Qua đó tạo ra sự dân chủ đồng thời quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng, giữ gìn làng xóm. Hai là, quy định những điều khoản để giáo dục cộng đồng: Khuyên người dân không được buôn gian bán lận hay theo đòi những kẻ chuyên tụ tập cờ bạc, rượu chè say sưa, lãng quên việc học hỏi để nâng cao nghề nghiệp căn bản của mình. Trong mối quan hệ ứng xử xã hội phải luôn biết đoàn kết, thuận hòa, kính trên nhường dưới, biết giữ thân mình trong sạch, không làm những điều chỉ có lợi nhưng lại hại đến người và mang lại tiếng xấu cho làng.

Ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Hội chủ làng Phú Kinh tâm sự rằng: “để giữ được bản Khoán ước này, người làng Phú Kinh từ đời này qua đời khác đã nâng niu, quý trọng, giữ gìn. Trong chiến tranh giặc dã, nhà cửa trong làng và đình làng bị cháy hoàn toàn tuy nhiên bản khoản ước cũng đã được bảo toàn vộ sự. Rồi vào những ngày thiên tai bão lũ càn quét qua làng, bản khoán ước được đưa lên ngăn gác cao nhất của ngôi nhà miếu để tránh hư hại”. Khoán ước làng Phú Kinh là một báu vật của làng, là sản phẩm tinh thần thể hiện đầy đủ nhất một thực tế là đời sống làng quê Phú Kinh lúc đó. Với giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị đưa Bản khoán ước này vào danh mục 10 báu vật độc đáo tại tỉnh đề nghị Nhà nước công nhận báu vật quốc gia.

Qua bao biến động của lịch sử, người dân Phú Kinh vẫn giữ được nét văn hóa làng xã rất đặc trưng của làng quê Việt đó là những phong tục tập quán vốn có, vừa theo đúng khuôn mẫu, tư tưởng của chỉnh thể đương thời. Đó là do sự đóng góp không nhỏ của bản Khoán ước - báu vật lịch sử, kim chỉ nam cho người dân Phú Kinh để luôn “ tu thân- tề gia” hướng tâm, hướng thiện. Cụ Lê Hồng, Trưởng tộc họ Lê làng Phú Kinh cho hay, “ việc răn dạy con cháu “học chữ - rèn người”, giáo dục con cháu trong nhà, trong họ tộc để giữ gìn “gia phong hiếu hạnh” luôn được các dòng họ trong làng chú tâm thực hiện từ đời này qua đời khác.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Khám phá Cửa Tùng - bãi biển cát trắng tuyệt đẹp ở Quảng Trị

PV |

Bãi biển Cửa Tùng cách thành phố Đông Hà khoảng 30km về phía Đông Bắc, thuộc thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Trên bàn tiệc, tại sao không là chuối Tân Long?

Yên Mã Sơn |

Ngang qua “kinh đô” chuối Tân Long (Hướng Hoá, Quảng Trị) trong những ngày đầu tháng Tư, dịch COVID- 19 đã làm bớt đi phần nào nhộn nhịp vốn có ở nơi này khi đầu ra ở thị trường Trung Quốc, Thái Lan bị thắt chặt đi lại.

Ngôi chùa cổ bên dòng Ô Lâu

Nguyễn Việt Hà |

Làng Câu Nhi nằm ở phía Nam của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Được bao bọc bởi hai con sông: Ô Lâu từ Huế chảy ra và sông Ô Giang từ Vĩnh Định chảy vào, quanh năm tưới tắm bởi phù sa và nguồn nước của các con sông nên đất đai bãi bồi màu mỡ, ruộng đồng tốt tươi. Mảnh đất này đã sinh ra những danh nhân văn hóa lịch sử để lại tiếng thơm lưu danh sử sách. Đặc biệt, nơi đây còn có một ngôi cổ tự với nhiều câu chuyện kỳ thú...

Làng Tùng Luật - ký ức và ước vọng

Thùy Liên |

Dọc theo tả ngạn sông Minh Lương (nay là Hiền Lương) xuôi về Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có một ngôi làng trù phú ven sông, ấy là làng Tùng Luật.