Giữ gìn, bảo vệ hệ đa dạng sinh học ở vùng biển đảo Cồn Cỏ

Hồ Nguyên |

Đảo Cồn Cỏ nằm cách đất liền trên 25 km, có diện tích 230 ha. Vùng biển xung quanh đảo Cồn Cỏ được đánh giá là một trong những vùng có hệ đa dạng sinh học cao của Việt Nam, với sự có mặt của nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tại đảo Cồn Cỏ có 113 loài san hô, 57 loài rong cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi, 87 loài cá rạn san hô, 164 loài thực vật phù du, 68 loài động vật phù du đặc biệt loài san hô đang phát triển tốt. Đây còn là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu của vùng biển Trung Bộ.

Cán bộ BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng thả một cá thể rùa về biển. Ảnh: HN
Cán bộ BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng thả một cá thể rùa về biển. Ảnh: HN

Tuy nhiên, đây cũng là vùng biển có nhiều hoạt động khai thác thủy hải sản, việc phát triển cơ sở hạ tầng của huyện đảo và chịu sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ sinh thái và môi trường biển, nhất là các rạn san hô và các nguồn lợi tài nguyên biển Cồn Cỏ có nguy cơ bị xâm hại.

Do đó, việc xây dựng kế hoạch quản lý để bảo tồn, phát triển nguồn lợi và tính đa dạng sinh học biển đảo Cồn Cỏ là yêu cầu cấp thiết. Theo đó, Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được thành lập vào năm 2009 có diện tích 4.532ha. Đây là loại hình bảo tồn loài, sinh vật cảnh gồm hệ sinh thái san hô và các loài động thực vật quý hiếm, được chia thành 3 phân khu (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu phát triển). Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh, các hệ sinh thái tiêu biểu.

Thời gian qua, BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả với 5 chương trình công tác. BQL đã tổ chức lắp đặt hệ thống phao đánh dấu phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên biển đảo. Phối hợp tốt với tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) trong việc triển khai chương trình “Bảo tồn, cứu hộ rùa biển” nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt, mua bán rùa biển. Tiến hành cứu hộ, vận động ngư dân tổ chức thả hàng trăm cá thể rùa biển, đồng thời tổ chức hàng chục lớp tập huấn về công tác bảo tồn và cứu hộ rùa biển cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo.

Đồng thời tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát các tàu cá hoạt động, neo đậu trong khu bảo tồn. Qua đó các lực lượng liên ngành đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ngư dân trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước, các quy định bảo vệ trong khu vực bảo tồn, xử lý nghiêm các tàu thuyền vi phạm, góp phần giảm thiểu tình trạng sử dụng chất nổ của ngư dân khai thác, đánh bắt thủy hải sản ở khu vực quanh đảo Cồn Cỏ. BQL Khu bảo tồn điều tra thu thập mẫu vật, phân loại các loài sinh vật, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các loài động thực vật biển quý, hiếm và đặc trưng của đảo Cồn Cỏ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thông, những tiêu bản các loài đặc trưng có ở khu bảo tồn biển gồm tôm hùm, cá mú, ghẹ sao, ốc tù và, cua đồi…, các tiêu bản thuộc bộ ốc và hai mảnh vỏ và một số loài san hô; đồng thời tổ chức các hoạt động tái tạo, phục hồi các loài thủy sinh, hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển.

Ngoài ra, BQL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ cũng đã đẩy mạnh hoạt động điều tra, nghiên cứu, công tác giám sát đánh giá các hệ sinh thái, tài nguyên biển. BQL phối hợp với các đối tác trong việc triển khai các đề tài khoa học, thử nghiệm nuôi cấy san hô, phục hồi nguồn lợi biển trong khu bảo tồn được kịp thời và đạt hiệu quả cao. Tháng 8/2015, BQL đã phối hợp với Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng tiếp tục theo dõi ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi cấy san hô tại Bến Nghè, đảo Cồn Cỏ. Theo kết quả giám sát vườn ươm san hô, năm 2011 đã trồng mới 360 tập đoàn san hô cứng tại Bến Nghè, sau 230 ngày tỉ lệ sống đạt 71,1%. Sau 4 năm, một số tập đoàn san hô đã phủ nền đáy khoảng 1/10 m2 và hiện nay đang phát triển tốt. Hằng năm, BQL tổ chức định kỳ 4 đợt lặn kiểm tra hệ sinh thái thảm rong cỏ và nền đáy biển nhằm theo dõi giám sát sự sinh trưởng, phát hiện kịp thời các sự cố về sinh vật và môi trường biển nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó.

Đặc biệt, tại khu vực từ Bến Tranh đến Bến Nghè, hệ ốc phát triển rất mạnh, trứng và ốc con bám vào hệ rong cỏ biển với khối lượng rất lớn, chủ yếu là các loại ốc mặt trăng, ốc đụn và một số loại khác... Điều này cho thấy hệ sinh thái rong cỏ biển phát triển tốt, là bãi đẻ cho nhiều loài hải sản sống trong khu bảo tồn.

Giám đốc Ban QL Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ Nguyễn Văn Hòa cho biết trong thời gian tới đơn vị tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động ngư dân, khách du lịch, cán bộ, công nhân viên đang sinh sống và công tác trên đảo Cồn Cỏ thực hiện tốt quy chế bảo tồn biển đảo. Tăng cường quản lý tài nguyên biển, đặc biệt trong việc phối hợp tuần tra, giám sát, truy quét và ngăn chặn các tác động xâm hại tới môi trường biển. Phục hồi sinh thái, phân khu phát triển và các vùng xung quanh đảo cồn cỏ. Lắp đặt thêm và bảo dưỡng hệ thống phao phân vùng nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên biển. Tăng cường công tác cứu hộ, bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp nhằm tăng cường công tác quản lý hệ sinh thái đa dạng sinh học ở khu vực biển đảo Cồn Cỏ.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

"Một dấu khoanh tròn" trên Hành lang kinh tế Đông Tây

Phan Duy Tình |

Mỗi lần cùng đám bạn ngao du ở vùng Hướng Phùng, Hướng Việt (Hướng Hoá, Quảng Trị) tôi thường khẳng định với các bạn rằng, chắc chắn trong vài năm tới ngành "công nghiệp không khói" sẽ làm thay đổi diện mạo của Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) với khoản thu ngân sách tăng đều mỗi năm. Và thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh sẽ là "bãi đáp" cho du khách nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực.

Quảng Trị - không gian văn hoá vì hoà bình

Mai Trang |

Quảng Trị vốn không rộng về không gian địa lý, nhưng nơi đây sâu nặng nghĩa tình của đồng chí, đồng bào khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. 

Sức sống trên đỉnh Sa Mù

Hoàng Hải Lâm |

Nhìn trên bản đồ, đèo Sa Mù như sợi mì tôm. Đi hết nó là một hành trình rất đỗi gian nan. Khi đến cuối hành trình, lòng chợt dấy lên niềm hân hoan kỳ lạ, như con người đã chinh phục được cái đích lớn trong cuộc đời mình.

Phương Lang - Nét duyên chợ làng

Bảo Bình |

Quê tôi ở tận miền biển Triệu Lăng. Ngày nhỏ, mỗi khi được cha mẹ cho về quê ở lại, niềm mong mỏi háo hức nhất của đứa trẻ lên 10 là tôi lúc bấy giờ là rạng sớm dậy đi theo mấy o, mấy dì gánh khoai lang lên chợ Phương Lang bán, được o mua cho đồng quà tấm bánh. Chợ làng Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) trong ký ức xưa bây giờ đã qua bao đận đổi thay. Thế nhưng, mỗi khi nhắc về chợ làng Phương Lang vẫn thấy xốn xang…