Con đường hạnh phúc

Minh Hà |

Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở miền tây Quảng Trị thường có câu “có chỉ thành lối, đi thành đường...” để nói lên sức mạnh của khối óc và bàn chân đi bạt Trường Sơn biến lau lách, cây cối thành những con đường mòn. Với người dân La Heng, một thời con đường của họ nằm trên con suối, vết dấu của họ nằm trên những con nước của dòng suối La Heng.

Hơn 40 năm đường đi là... con suối.

Khu tái định cư La Heng nằm khá biệt lập (nếu chưa được mở đường), ông Muông lục tìm trong ký ức về những ngày đầu về La Heng dựng nhà, lập nghiệp. Ông là một trong những người đầu tiên tìm đến định cư ở nơi này. “lúc cưới vợ, sinh con tôi đã chọn nơi này sinh sống vì thế đất khá bằng phẳng, có đất làm lúa, gần con suối La Heng để sinh hoạt. Lúc bấy giờ, ngoài gia đình tôi còn có thêm 5 gia đình khác nữa cũng tề tựu về đây”, ông Muông nhớ lại. Mặc dù đã mấy chục năm trôi qua nhưng ông vẫn nhớ như in cái ngày mới về nơi ở mới, trong tay chỉ có cây rựa, cây cuốc với vài vật dụng cá nhân. Ông cùng những người khác khẩn trương đốn cây dựng nhà, dùng lá cây lợp mái rồi dần dần cuốc đất trồng cây. Đất không phụ lòng người, sau nhiều năm kiên trì trỉa ngô, trồng lúa, ông Muông  đã thu hoạch được những hạt lúa đầu mùa giữa núi đồi lau lách. Ngoài ra, ông còn chăn nuôi thêm lợn, gà, bò… để cải thiện cuộc sống.

Một góc Khu tái định cư La Heng (thôn Cu Dong - xã Húc - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị) ngày hôm nay.
Một góc Khu tái định cư La Heng (thôn Cu Dong - xã Húc - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị) ngày hôm nay.

  Ông Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm “tuy cuộc sống đã bớt đi phần nào khó khăn nhưng người dân ở xóm La Heng lúc bấy giờ vẫn chưa có đường, điện, cuộc sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Trước thực tế ấy, năm 2010, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng khu tái định canh định cư La Heng, thuộc địa giới hành chính của thôn Cu Dong. Từ khi khu tái định cư được thành lập, cơ sở hạ tầng nơi này dần được cải thiện, nâng cấp. Người dân ở những thôn bản khác kéo tới dựng nhà lập nghiệp ngày càng đông”.

Gặp chúng tôi trong lúc đang trò chuyện về việc làm ăn phát triển kinh tế với những phụ nữ khác trong thôn, chị Hồ Thị Mưn (32 tuổi) chia sẻ: “Tôi cùng chồng, con tới đây hơn 10 năm rồi. Lúc mới tới nơi này lập nghiệp, chúng tôi không có gì cả. Nay, đã có nhà cửa, rẫy lúa, nương ngô, còn có cả điện, đường nữa. Cuộc sống của người dân La Heng đủ đầy hơn trước rất nhiều. Ngoài trồng lúa rẫy, chúng tôi còn trồng thêm sắn, ngô, bời lời, tràm và chăn nuôi gia súc nên không lo cái đói nữa”. Ông Hồ Văn Muông cho biết thêm: “Sắp tới, có thêm 4 hộ ở thôn Húc Thượng chuyển lên nữa. Mảnh đất lành La Heng ngày càng đông vui và khởi sắc, nhớ trước đi từ đây ra xã, ra huyện phải men theo con suối, cực dữ”.

Con đường hạnh phúc

Ông Hồ Văn Muông, Bí thư Chi bộ thôn Cu Dong - xã Húc - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị) trò chuyện với bà con thôn bản.
Ông Hồ Văn Muông, Bí thư Chi bộ thôn Cu Dong - xã Húc - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị) trò chuyện với bà con thôn bản.

Trước đây, người dân khu tái định cư La Heng gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Muốn đến được trung tâm xã họ phải cuốc bộ, len lỏi qua 7km đường rừng, men theo bờ suối La Heng với nhiều đá hộc, sau đó đi tiếp 8km nữa mới đến được thị trấn Khe Sanh. Mỗi khi có người đau ốm hay sinh nở, người dân chỉ còn cách đặt lên võng rồi cáng đi. Có nhiều trường hợp, khi tới trạm xá thì bệnh tình của người ốm đã trở nặng. Còn các em học sinh thì phải ở lại bán trú hoặc nội trú tại trường. Cũng vì đường sá cách trở nên họ chỉ ra khỏi thôn khi có việc hệ trọng.

Năm 2010, sau khi thành lập khu định cư La Heng, Ban Dân tộc tỉnh huy động nguồn lực san rừng, bạt núi để làm một con đường nối liền tuyến đường 14 với điểm dân cư này. Mặc dù là chỉ là con đường đất nhưng đã giúp người dân La Heng có cơ hội giao thương, giao lưu với thế giới bên ngoài. Nếu như trước đây, nông sản làm ra không biết bán cho ai vì địa hình khó khăn thì nay, cuối vụ, các thương lái tới mua ngô, sắn… ngay tại ruộng. Từ đó, người dân phấn khởi đầu tư mở rộng thêm diện tích trồng sắn, ngô, bời lời và rừng tràm. Cũng từ khi có con đường, tỉ lệ trẻ em đến tuổi được đi học tăng lên, không còn tình trạng các em nhỏ bỏ học lên rẫy với bố mẹ như trước. Bà Hồ Thị Cha, tâm sự với chúng tôi “lúc trước phải đi bộ mất hơn 5 tiếng mới tới được thị trấn Khe Sanh. Từ khi có đường, chỉ mất gần 1 tiếng đồng hồ đi xe máy là đến nơi. Chúng tôi mỗi khi đi chợ hay đến bệnh viện khám chữa bệnh đều thuận tiện hơn. Nay, ở La Heng đã có điện, đường có sống truyền hình nữa. Nhờ có con đường này mà cuộc sống chúng tôi khởi sắc, con cháu trong nhà đều được đến trường cả”. Trò chuyện cùng chúng tôi, nhiều người dân ở La Heng gọi tên cho con đường đất ấy là “hạnh phúc”. Họ bảo, nhờ con đường mà có được cuộc sống ngày hôm nay. “Nếu như không có con đường ấy thì chắc đến bây giờ, người dân La Heng vẫn còn chìm trong đói nghèo và hủ tục. Nhờ có đường mà chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi ra sản phẩm đem đi chợ bán thuận lợi hơn. Mỗi khi có người đau ốm thì được đưa đến trạm xá, bệnh viện chứ không nhờ đến thầy cúng như trước. Trẻ em được đến trường đầy đủ hơn”, Bí thư chi bộ Hồ Văn Muông nói. Cũng theo ông Muông, hiện nay, nhiều hộ gia đình ở La Heng đã thoát nghèo và dần có của ăn của để. Bởi lẽ, những năm qua, người dân ngoài trồng sắn, ngô và lúa rẫy còn tích cực trồng rừng tràm, bời lời và chăn nuôi bò, lợn… Từ nguồn kinh phí bán nông sản, họ làm nhà, mua xe và các tiện nghi khác phục vụ nhu cầu đời sống.

Trao đổi với chúng tôi trước lúc chia tay, anh Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Nếu so sánh với các thôn xung quanh thì khu định cư La Heng và thôn Cu Dong có thu nhập, mức sống cao hơn hẳn. Nhiều gia đình có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm là chuyện bình thường. Như gia đình già Muông thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/năm. Hiện nay, ở La Heng đang triển khai làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Vài năm nữa, cây lúa nước sẽ phát triển xanh tốt giữa đại ngàn, sẽ mang lại cuộc sống no ấm cho người dân nơi đây”.

TAGS

Tạo sự thích ứng với hoàn cảnh mới

Phương Minh |

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020, hoàn cảnh, điều kiện làm việc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi.

Thương nhớ rẻo cao

Hoàng Tiến Sỹ |

Buổi chiều vùng cao sương bay như mưa bụi. Sương ùa về bất chợt, kín ngập lòng thung lũng, đồi nương, đến nỗi người phía trước cách người phía sau vài mét cũng khó nhận ra nhau. Trời xam xám màu chì, gió cài răng lược, vun vút kèm theo hơi sương. Cái lạnh như càng ngấm, càng tê tái, tôi mặc mấy lần áo mà vẫn cảm nhận được cái lạnh đến thấu xương, tê buốt như kim châm…

Mưa trong lòng mình

Diệu Ái |

Có những nỗi lòng không đâu nếu đem trút hết thảy vào một chiều giông gió ắt hẳn sẽ hệt cơn mưa rào. Chỉ khác là chẳng biết bao giờ mới tạnh hẳn bởi cứ lặng lẽ ủ dột trong âm thầm.

Thương nhớ ngày qua

Tuyết Thanh |

Sáng chở con đi học, tay phải nắm tay trái, chân muốn hụt giữa những đoạn đường đổ nhựa đen bóng loáng. Cũng từng đó việc mỗi sáng, từng đó đoạn đường phải đi mỗi ngày, cuộc sống chừng như đơn điệu và nhàm chán muốn thấy trời thấy đất. Đôi khi cũng nhớ rằng mình đang cố kìm tiếng thở dài rồi chắt chắt than cái số chi lận đận.