Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT: Vừa thiếu vừa thừa

Tú Linh |

Ngày 27/10/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam chủ trì cuộc họp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Sở Nội vụ về quản lý số người làm việc hưởng lương ngân sách và việc chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo Sở Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết 19 ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và các kế hoạch, quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, những năm qua ngành GD&ĐT tỉnh đã nỗ lực rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp theo hướng tinh gọn và hiệu quả, giảm định mức số người làm việc, tiết kiệm kinh phí, ngân sách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đề nghị Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp- Ảnh: Tú Linh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đề nghị Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp- Ảnh: Tú Linh

Đến nay, toàn tỉnh có 367 cơ sở giáo dục với 976 điểm trường, hơn 170.000 học sinh từ cấp học mầm non đến THPT, giảm 104 cơ sở so với năm 2015. Việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục góp phần giảm 467 người làm việc hưởng lương ngân sách nhà nước so với định mức, giảm gánh nặng về biên chế đối với sự nghiệp giáo dục trong tình hình số trường giảm nhưng số lớp, số học sinh tăng qua các năm, trong khi chủ trương của trung ương giai đoạn từ năm 2015-2021 không tăng biên chế mà yêu cầu các địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số người làm việc được giao.

Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục toàn tỉnh hiện tại, tổng số chỉ tiêu được giao năm 2021 là 12.791 người; tổng số người làm việc có mặt đến thời điểm hiện tại là 12.459 người; số người làm việc theo định mức quy định của năm học 2021-2022 là 13.081 người. Như vậy, số chỉ tiêu được giao so với định mức năm học này còn thiếu 290 chỉ tiêu (chủ yếu là nhân viên y tế học đường); số người có mặt làm việc so với số được giao còn 332 chỉ tiêu chưa tuyển dụng.

"Việc thiếu định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phần lớn là do bất cập về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giữa các cấp học và giữa các môn học. Trong khi đó, theo tính toán, toàn ngành giáo dục thừa 313,5 biên chế ở một số vị trí. Do đó cần thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng vừa thiếu vừa thừa này."

Việc thiếu định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phần lớn là do bất cập về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giữa các cấp học và giữa các môn học. Trong khi đó, theo tính toán, toàn ngành giáo dục thừa 313,5 biên chế ở một số vị trí. Do đó cần thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng vừa thiếu vừa thừa này.

Về việc chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, Sở Nội vụ thống nhất đề xuất Sở GD&ĐT trình UBND tỉnh xem xét tạm dừng chủ trương thực hiện chuyển đổi một số trường mầm non và THPT từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW.

 

Trên cơ sở ý kiến tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kết luận, để đảm bảo bộ máy, chỉ tiêu, số lượng người làm việc và chất lượng giáo dục, đề nghị Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tăng quy mô trường lớp để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế chủ động xây dựng phương án, lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ cho một số trường mầm non và THPT công lập ra khỏi công lập; Sở Tài chính có văn bản hướng dẫn về cơ chế chuyển đổi này, trên cơ sở đó trình UBND và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2025. Đồng thời, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án học phí trình UBND tỉnh.

Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở GD&ĐT và các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cắt giảm đủ các chỉ tiêu tinh giản biên chế được giao hằng năm; đồng thời thực hiện nghiêm túc việc điều động, luân chuyển giáo viên. Sắp xếp bố trí các giáo viên dôi dư thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với định mức, số lượng người làm việc và chế độ chính sách tiền lương. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét phân cấp cho Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tuyển dụng, sử dụng ngân sách sự nghiệp giáo dục gắn với chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả tuyển dụng, sử dụng viên chức.   

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tỉ lệ gian lận thương mại trên internet sẽ tăng vọt trong 2-3 năm tới

Phan Trang |

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường nhận định, trong khoảng 2 đến 3 năm tới, tỉ lệ gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 50-60% trong số các hình thức gian lận thương mại nói chung.

Hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân phát triển sản xuất

Mỹ Hằng |

Cũng như nhiều địa phương khác, kể từ khi bùng phát, COVID- 19 đã tác động bất lợi đến đời sống, sản xuất của người dân huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong trạng thái bình thường mới

Lâm Thanh |

Từ ngày 18/10/2021, tỉnh Quảng Trị chuyển trạng thái hoạt động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với cấp độ 2 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19”, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt thích ứng để bắt nhịp sản xuất, đặt quyết tâm lớn cho những tháng còn lại của năm 2021.

Quản lý thuế bán hàng online bằng công nghệ và pháp lý

Tú Linh |

Hai năm nay, COVID-19 bùng phát mạnh mẽ đã làm thay đổi phương thức mua bán hàng hóa từ trực tiếp sang trực tuyến (online) trên mạng xã hội và các trang web thương mại điện tử. Tại tỉnh Quảng Trị, số người bán hàng online ngày càng tăng, ai cũng có thể bán được hàng qua mạng, chỉ cần biết một chút về công nghệ.