Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Lương thế này thì chẳng ai muốn làm nhà giáo"

Thanh Mai |

Nguyên Phó Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, nhất là Ủy ban quốc gia về giáo dục cần bàn nhiều về định hướng, chiến lược cho giáo dục.

Sáng 2/8, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục tổ chức Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông 2018.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, đã chia sẻ nhiều trăn trở liên quan đến việc dạy và học, trong đó có câu chuyện sách giáo khoa (SGK), chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới SGK là đúng đắn nhưng thực hiện không theo kịp chủ trương. Trong chọn SGK hiện nay, từ truyền kiến thức sang phương pháp tư duy và năng lực cần có bước đi. 

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trình độ người thầy đều chưa đáp ứng; chưa tương đồng giữa chủ trương, mục tiêu đề ra với thực tế. Bên cạnh đó, thiếu sự chuẩn bị đồng bộ, thiếu sự chuẩn bị trong thực hiện chủ trương đổi mới, mà đầu tiên là thiếu chuẩn bị tâm lý cho việc đổi mới SGK.

Trong chọn SGK hiện nay, theo bà Doan, đây chính là chuyển phương pháp từ truyền kiến thức sang phương pháp tư duy và năng lực. Việc này cần có bước đi, nghiên cứu trang bị phương pháp giảng dạy cho giáo viên kết hợp với các trường sư phạm.

“Bộ GD-ĐT nói chống bệnh thành tích trong thi cử nhưng ở dưới có chống đâu, vì ảnh hưởng đến bình bầu, thi đua. Bộ vừa rồi cố gắng lắm nhưng ở trên nói mà ở dưới không nghe vì bệnh thành tích” – bà Nguyễn Thị Doan nói.

“Vừa qua một giáo viên phải dạy từ hóa học, sinh học, vật lý mà chỉ cập nhật trong 1 tháng rồi giảng dạy. Phải có nghiên cứu, có chiến lược hẳn hoi”, bà Doan nhấn mạnh.

Bà đề nghị Chính phủ, nhất là Ủy ban quốc gia về giáo dục cần bàn nhiều về định hướng, chiến lược cho giáo dục, bởi “chúng ta xây những con đường cao tốc mà không để ý đến “con đường tri thức”, trong khi đây là con đường nhanh nhất để phát triển bền vững nhất nhưng ít người quan tâm.

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị Quốc hội có những chuyên đề bàn sâu về giáo dục. Phải thành lập hội đồng gồm những người uy tín đánh giá lại các bộ sách nếu giống nhau đến hơn 90% rồi thì cần gì bộ sách của Bộ GD-ĐT nữa.

Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng nêu hàng loạt các áp lực ập đến với nhà giáo trong cùng một lúc như vừa tinh giản biên chế, vừa phải nâng cao năng lực, chuẩn hóa trình độ giáo viên.

Một vấn đề nữa cũng được nguyên Phó Chủ tịch nước nếu ra đó là câu chuyện tiền lương của giáo viên. 

“Nói thật lương thế này thì chẳng ai muốn làm nhà giáo. Giáo viên áp lực quá, cùng một lúc phải tinh giản biên chế, vừa đánh giá lại năng lực, nâng cao năng lực, vừa chính sách tiền lương không phù hợp. Lương giáo viên mấy triệu bạc làm sao đủ sống, phải dạy thêm, làm đủ thứ…”, bà Doan nêu thực tế.

Nguyên Phó Chủ tịch nước dẫn lại lời Bác Hồ đã nói “phần nhiều do giáo dục mà nên”, “10 năm trồng cây, trăm năm trồng người” và chỉ ra sản phẩm của giáo dục không phải thể hiện kết quả ngay hôm nay mà có thể sau 10 - 20 năm. Bà đề nghị phải có chính sách tiền lương, thông qua bảng lương riêng cho nhà giáo, bởi cứ như thế này thì nhà giáo không đủ điều kiện để theo nghề.

Bà Doan đề nghị Chính phủ, nhất là Ủy ban quốc gia về giáo dục cần bàn nhiều về định hướng, chiến lược cho giáo dục. “Tôi thường xuyên trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về vấn đề này. Ông ấy là giáo sư, cũng là người từ thầy giáo đi lên nên thấu hiểu được điều này", bà Doan chia sẻ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Kiến nghị cấp lương, phụ cấp theo lương cho giáo viên

PV |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời những kiến nghị về lương và phụ cấp lương cho giáo viên với cử tri tỉnh Tuyên Quang.

Kỳ vọng hiện thực hóa các chế độ, chính sách mới dành cho giáo viên

PV |

Thiếu giáo viên không phải vấn đề mới, song năm 2022 là năm vấn đề này bộc lộ rõ nhất. Không chỉ thiếu giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc do các nguyên nhân về thu nhập, áp lực công việc và nhiều giáo cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa cũng là vấn đề nổi cộm của năm 2022.

Bảng lương giáo viên áp dụng từ ngày 1/7/2023

PV |

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2023 theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Chính phủ yêu cầu 2 bộ phối hợp điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên

PV |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ phối hợp điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên.