Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch

Linh Xuân |

Ngoài vai trò bảo tồn loài, sinh cảnh, chắn sóng, bảo vệ sản xuất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, rừng ở Quảng Trị còn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Thời gian qua, bằng các chính sách, giải pháp đồng bộ của tỉnh, sự thực hiện có hiệu quả công tác quản lí, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và phát triển tài nguyên rừng của cả ngành lâm nghiệp đã góp bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Trị.

Theo các nhà khoa học trên thế giới: Giá trị gỗ chỉ chiếm 10% gía trị của rừng còn 90 % giá trị thuộc về các giá trị như sản xuất ra các chất hữu cơ, bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên nước, phòng chống lại lũ, lụt và hạn hán, điều hoà khí hậu, hấp thụ khí cabonic, phân huỷ các chất thải, đảm bảo sự sống môi trường và hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch. Theo đó, việc bảo vệ rừng gắn với các hoạt động phát triển du lịch đang được ngành Kiểm lâm Quảng Trị thực hiện tại các địa bàn vùng núi có nhiều tiềm năng để khai thác du lịch.

Thác Chênh Vênh - địa điểm du lịch mới tại huyện Hướng Hóa
Thác Chênh Vênh - địa điểm du lịch mới tại huyện Hướng Hóa

Ông Lê Phước, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đkrông cho biết: Tại huyện Đakrông có Khu Bảo tồn thiên nhiên Đkrông với nhiều dãy núi, phong cảnh đẹp, hệ thực vật đa dạng phong phú rất thích hợp cho các hoạt động du lịch sinh thái, khám phá. Kiểm lâm Đakrông đã phối hợp với các chủ rừng để bảo vệ rừng đồng thời, tạo điều kiện để người dân khai thác tiềm năng du lịch để nâng cao thu nhập từ đó bảo vệ rừng tốt hơn.

Tuy du lịch sinh thái chưa phổ biến ở Quảng Trị và nhiều tiềm năng du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm chưa được khai thác nhưng công tác bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã được lực lượng kiểm lâm thực hiện nghiêm túc hiệu quả. Một số khu rừng như: Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên chịu nhiều áp lực từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn được bảo vệ tốt. Ông Đinh Thiên Hoàng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đkrông cho biết: Các cơ quan thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông tăng cường hoạt động tuần tra bảo vệ rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái tạo cơ sở để phát triển du lịch sau này.

Nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong phát triển du lịch sinh thái UBND tỉnh và ngành Du lịch tỉnh đã kêu gọi nhiều nhà đầu tư đến Quảng Trị. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp tốt với các ngành liên quan để giữ rừng, bảo vệ cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái.

Đặc biêt, trong bối cảnh Chính phủ đã ban hành quyết định về đóng của rừng tự nhiên, người dân sống ở gần rừng không được khai thác gỗ, hưởng lợi từ khai thác gỗ thì việc bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các lợi ích, giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng là cơ hội mang lại lợi ích về kinh tế, thu nhập cho người dân và vẫn giữ được rừng. Ông Hồ Văn Thuần, Trưởng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết: các hộ dân ở thôn Chênh Vênh tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng xung quanh khu vực thác cũng là cách đóng góp cho du lịch ở khu vực này phát triển.

Cùng với các ban ngành liên quan, các địa phương và người dân, công tác bảo vệ  rừng, bảo vệ những loài động, thực vật quý hiếm. Đồng thời, bảo vệ các điểm có tiềm năng phát triển du lịch vùng miền núi như: thác Chênh Vênh, thác Tà Puồng ở Hướng Hóa, thác Luồi, suối nước nóng Klu ở huyện Đakrông... có những đóng góp âm thầm của các cán bộ chiến sỹ kiểm lâm, những người giữ rừng, góp phần phục vụ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm, khám phá trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Tận dụng, khai thác triệt để lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây

Phương Minh |

Gần đây, khi đánh giá lại các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, có ý kiến cho rằng tỉnh Quảng Trị chưa khai thác hết lợi thế là tỉnh đầu cầu về phía Việt Nam (VN) nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC). Vậy chúng ta thử xem đánh giá như vậy có thỏa đáng chưa? Và làm gì để tận dụng, khai thác triệt để tuyến hành lang quan trọng này?

Trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cao su tái canh

Mai Trang - Minh Dương |

Nhằm giảm đầu tư và tăng thu nhập cho công nhân trong giai đoạn giá mủ cao su xuống thấp, vài năm trở lại đây, các nông trường cao su trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, tìm kiếm phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, mô hình “phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng cây xen canh” của Nông trường Trường Sơn là một trong những mô hình đi đầu và phát huy hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

Hướng Phùng được chọn thí điểm xây dựng xã thông minh

Kô Kăn Sương |

Để triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, hiệu quả, trên toàn quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số tại một số xã nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Vì vậy, Bộ đã lựa chọn và giao Cục Tin học hóa hướng dẫn triển khai mô hình xây dựng xã thông minh tại 7 xã trên toàn quốc, trong đó có xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Hơn nửa tỷ đồng để nghiên cứu, bảo tồn và phát triển lan Giả Hạc ở Quảng Trị

Nguyễn Khiêm |

Ngày 27/8/2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ bảo tồn và phát triển cây lan Giả Hạc (Dendrobium anosmum) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.