Khởi sắc từ một tuyến đường

Nguyên Đồng |

Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong ba chủ trương lớn toàn khóa của Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ 18, nhiệm kỳ 2015-2020. Trong đó dự án lớn nhất được đầu tư xây dựng và hoàn thành trong nhiệm kỳ là đường giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa với tổng nguồn vốn trên 400 tỉ đồng. Công trình góp phần đưa huyện Vĩnh Linh trở thành một trong những địa phương có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh của tỉnh Quảng Trị.

Dự án xây dựng tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa có tổng chiều dài các tuyến trên 66.000 mét. Trong đó Quỹ phát triển Ả Rập Xê Út (SFD) đầu tư 16 triệu USD (tương đương trên 333,4 tỉ đồng). Công trình gồm 2 tuyến: Thạch Kim - Hiền Hòa và Lâm Thủy - Bến Quan với quy mô thiết kế đường loại A đồng bằng, mặt đường làm bằng bê tông nhựa, bê tông xi măng, nơi rộng nhất 5,5 m, hẹp nhất 3,5 m; có hệ thống cầu, cống bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu.

Diện mạo nông thôn của xã Kim Thạch thay đổi rõ nét từ khi tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa được đưa vào sử dụng - Ảnh: NĐ
Diện mạo nông thôn của xã Kim Thạch thay đổi rõ nét từ khi tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa được đưa vào sử dụng - Ảnh: NĐ

Mục tiêu của dự án nhằm thiết lập mạng lưới liên kết giữa các xã đồng bằng, miền núi với hệ thống giao thông trong khu vực. Kết nối 3 thị trấn của huyện Vĩnh Linh, gồm: Hồ Xá, Bến Quan, Cửa Tùng trong chuỗi phát triển kinh tế thương mại và đầu tư tiếp nối với tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây. Xây dựng và góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường giao thông, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trong vùng dự án với 11 xã, thị trấn có đường đi qua cùng các địa phương khác trong toàn huyện.

Ông Hoàng Hồng Sơn ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh chia sẻ: “ Nằm xa trung tâm, trước đây xã Vĩnh Thạch nay là xã Kim Thạch vốn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về hệ thống giao thông nông thôn. Kể từ khi dự án xây dựng tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương chúng tôi. Không chỉ giao thông được thông suốt mà còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Nhân dân trong quá trình giao thương, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Từ đó góp phần quan trọng giúp xã Kim Thạch hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.”

Xác định vai trò, tầm quan trọng của dự án xây dựng tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, huyện Vĩnh Linh đã có nhiều chính sách để tích cực hỗ trợ nhà thầu và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ công trình. Nhân dân các xã, thị trấn sẵn sàng hiến đất, hiến cây để giải phóng mặt bằng trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, tự giác. Bên cạnh đó, các đơn vị còn phát huy vai trò giám sát của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân trong quá trình thi công công trình. Công trình hoàn thành đã hỗ trợ đắc lực để các địa phương tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng NTM và đô thị văn minh của các xã, thị trấn trên toàn địa bàn. Ngoài dự án xây dựng tuyến giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa, nhiệm kỳ qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện nhiều công trình lớn, như: Đường nối xã Vĩnh Long đi Quốc lộ 1 đến các xã vùng Đông 61 tỉ đồng; cơ sở hạ tầng Khu đô thị Tây Nam Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Hồ Xá 37 tỉ đồng; Công viên văn hóa huyện 20 tỉ đồng…

Thời gian tới, huyện Vĩnh Linh tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước mắt dự kiến trong tháng 10/2020 sẽ khởi công xây dựng Nhà văn hóa trung tâm và quảng trường huyện Vĩnh Linh đã được HĐND tỉnh thông qua với tổng mức kinh phí 71 tỉ đồng. Kêu gọi đầu tư xây dựng tuyến quốc lộ ven biển nối từ xã Ngư Thủy của tỉnh Quảng Bình đến huyện Gio Linh, đi qua huyện Vĩnh Linh để khai thác tiềm năng, lợi thế các xã vùng Đông của huyện. Huy động nguồn lực thúc đẩy dự án đầu tư cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có tuyến giao thông nối từ xã Vĩnh Ô lên phía Bắc của huyện Hướng Hóa. Từ đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực phía Tây của huyện Vĩnh Linh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tận dụng, khai thác triệt để lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây

Phương Minh |

Gần đây, khi đánh giá lại các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, có ý kiến cho rằng tỉnh Quảng Trị chưa khai thác hết lợi thế là tỉnh đầu cầu về phía Việt Nam (VN) nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC). Vậy chúng ta thử xem đánh giá như vậy có thỏa đáng chưa? Và làm gì để tận dụng, khai thác triệt để tuyến hành lang quan trọng này?

Trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cao su tái canh

Mai Trang - Minh Dương |

Nhằm giảm đầu tư và tăng thu nhập cho công nhân trong giai đoạn giá mủ cao su xuống thấp, vài năm trở lại đây, các nông trường cao su trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, tìm kiếm phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, mô hình “phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng cây xen canh” của Nông trường Trường Sơn là một trong những mô hình đi đầu và phát huy hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

Có 153 nhà thầu mua hồ sơ 3 dự án vốn đầu tư công cao tốc Bắc-Nam

Việt Hùng |

Bộ Giao thông Vận tải sẽ chọn các nhà thầu thực sự đáp ứng được về năng lực cũng như có kinh nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam.

Vùng Cùa, từ mạch nguồn cách mạng...

Thanh Hải |

Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ (Quảng Trị), là nơi triều đình phong kiến nhà Nguyễn chọn xây dựng “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở để phòng bị cho kinh thành Huế khi thất thủ; nơi ghi dấu ấn lịch sử vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương hiệu triệu văn thân, sĩ phu yêu nước toàn quốc đứng lên phò vua đánh đuổi giặc Pháp xâm lược cách đây 135 năm, ngày 13/7/1885. Như mạch nguồn cách mạng chảy mãi, dấu ấn lịch sử và hồn thiêng sông núi tụ nghĩa từ “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở hun đúc nên khí chất người Cam Lộ nói chung và vùng Cùa nói riêng luôn trung dũng kiên cường đánh giặc cứu nước, đi đầu trong xây dựng quê hương.