Quảng Trị thêm một vụ mùa bội thu

Bá Thuần |

Mặc dù khi triển khai sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020 gặp không ít khó khăn nhưng với việc triển khai các biện pháp khắc phục kịp thời cộng với làm tốt công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên đến thời điểm này có thể khẳng định Quảng Trị có thêm một vụ lúa được mùa. 

Điều đáng nói hơn là trong vụ này, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thay đổi hình thức sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích cánh đồng lớn nên cho năng suất cao.

Thu hoạch lúa đông Xuân ở huyện Hải Lăng.
Thu hoạch lúa đông Xuân ở huyện Hải Lăng.

Những ngày này, bà con nông dân ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xuống đồng thu hoạch lúa Đông Xuân, qua thăm đồng cho thấy, đây là một vụ mùa tiếp tục cho năng suất cao, năng suất dự ước bình quân trên 62 tạ/ha. Có được kết quả đó là nhờ ngay từ đầu vụ, các HTX đã chú trọng vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ các mầm bệnh, gieo cấy các loại giống lúa ngắn ngày và cực ngắn có tính chống chịu cao, khả năng thích nghi tốt và có phẩm chất gạo ngon, nhiều nơi mở rộng diện tích cánh đồng lớn, sản xuất lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ. Bên cạnh đó, điều tiết nguồn nước tưới tiêu hợp lý, đặc biệt áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất nên lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy hơn 26.000 ha lúa, trong đó gần 21.000 ha sử dụng giống lúa chất lượng cao và 5.500 ha lúa sản xuất theo cánh đồng lớn. Mặc dù chịu nhiều yếu tố bất lợi của thời tiết, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp nhưng nhờ làm tốt công tác dự tính, dự báo và triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tốt các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp nên cây lúa vẫn phát triển tốt, đặc biệt đây là vụ không có bệnh đạo ôn và lùn sọc đen phát sinh gây hại. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đây là một vụ mùa thắng lợi, năng suất đạt bằng hoặc cao hơn vụ Đông Xuân năm trước.

Có thể nói, trong vụ Đông Xuân 2019-2020, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất với các nhóm giải pháp hợp lý, từ việc nắm bắt dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn để bố trí khung thời vụ hợp lý cho đến cơ cấu các bộ giống có chất lượng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc dự báo và xử lý kịp thời các loại sâu bệnh ngay từ khí mới phát sinh nên lúa cho năng suất cao, thêm một vụ mùa thắng lợi.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Câu chuyện về một bản làng

Nguyễn Việt Hà |

Bản Khe Me, xã Linh Thượng ( nay là xã Linh Trường) huyện Gio Linh (Quảng Trị) nằm giữa một thung lũng có diện tích tương đối hẹp. Tuy ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi, khô căn sỏi đá nhưng với bản tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, người dân Khe Me đã chung sức, đồng lòng xây dựng bản làng Khe Me ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Từng bước xây dựng A Túc thành trung tâm cụm xã vùng Lìa

Công Điền |

Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, xã A Túc là cái nôi cách mạng của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), đây cũng là nơi sản sinh ra những người con ưu tú cho Đảng bộ, chính quyền huyện Hướng Hóa. 

Làng biển thiếu người đi biển

Quang Bửu - Công Điền |

Lao động trên các tàu đi biển tuổi ngày càng lớn, không có người trẻ nối nghiệp khiến nghề biển Quảng Trị đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng.

Sức sống mới ở huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng

Nguyên Lý |

Chiến dịch lịch sử Đường 9-Khe Sanh kết thúc thắng lợi vẻ vang, Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng.