Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

T.L |

Trong những tháng đầu năm 2021, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành; sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gẫy, ảnh hưởng tới nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Thu hoạch cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)
Thu hoạch cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, ngày 21/9/2021 của Thủ tướng ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản.

Theo đó, ngoài việc giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, Thủ tướng yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp tết Nguyên đán; tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho các vùng, khu vực đã khống chế được dịch COVID-19 để hỗ trợ, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam; tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò của hai Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản phía Bắc và phía Nam.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Do dịch COVID-19, nhiều địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu.
Do dịch COVID-19, nhiều địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu.

Thành lập Tổ Công tác để hướng dẫn tư vấn chuyên môn phòng, chống dịch cho cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị vận tải lưu thông hàng hóa và kịp thời tham mưu giải quyết ngay khi có các khó khăn, vướng mắc phát sinh; chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; không để đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và thúc đẩy tăng trưởng.

Không để ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản và di chuyển lao động liên tỉnh, liên huyện nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhất là thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; ban hành chính sách hỗ trợ chủ xe, lái xe giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ nông sản và lưu thông vật tư nông nghiệp.

Ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân lực hoạt động trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản; tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; xây dựng, hướng dẫn về phòng bệnh COVID-19 ở vùng xanh, giữa các vùng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản; ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

Các địa phương có cửa khẩu chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại tại cửa khẩu; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo thông quan xuất khẩu nông sản trong mọi tình huống; chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn không ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ ngành về lưu thông hàng hóa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

H'Hen Niê livestream bán hàng nông sản hỗ trợ bà con

Thanh Mai |

Hoa hậu Hoàn vũ H'Hen Niê đã chốt được hơn 1.200 đơn hàng trong lần đầu livestream bán nông sản.

Tăng ni, phật tử và Nhân dân ủng hộ 20 tấn nông sản cho vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh

Lê Trường |

Ngày 10/7/2021, tại Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), rất đông các tăng ni, phật tử và Nhân dân trên địa bàn đến ủng hộ gạo, nông sản, thực phẩm khô để đóng gói gửi tiếp tế cho người dân ở vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Khai trương gian hàng nông sản Vĩnh Tú

Nguyễn Trang |

Ngày 1/7/2021, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) khai trương gian hàng nông sản địa phương. Cùng với 2 gian hàng của huyện Vĩnh Linh đặt tại chợ Hồ Xá 1 và chợ Hồ Xá 2, đây là một trong những gian hàng nông sản đầu tiên quy mô tại cơ sở.

Thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản

Thanh Trúc |

Không phải đến thời điểm COVID- 19 xuất hiện và kéo dài đến nay, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như mọi mặt đời sống xã hội, nông sản Việt Nam nói chung và các nông sản có thương hiệu ở các địa phương nói riêng mới lâm vào tình cảnh khó khăn về tiêu thụ. Việc người dân cả nước chung tay “giải cứu nông sản” thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với người nông dân song cho thấy đó là nền nông nghiệp không ổn định. Đồng thời, điệp khúc “giải cứu nông sản” lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông thời gian qua vô tình đã làm cho giá trị lẫn giá cả các loại nông sản giảm sút, tác động không tốt tới thương hiệu sản phẩm.