Cơ hội và thách thức từ dự án đường sắt Lào-Trung Quốc

Tổng hợp |

Lào cần giải quyết các thách thức trước mắt nếu muốn hưởng lợi và tranh thủ cơ hội to lớn từ dự án đường sắt Lào-Trung Quốc.

Nhận định được đưa ra bởi Chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào ông Sathabandith Insyxiengmay, trong bối cảnh dự án hạ tầng lớn nhất của nước này, thuộc khuôn khổ chính sách Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang trên đường hoàn thành trong năm 2021 này, cùng đường cao tốc Vientiane-Boten trong tương lai sẽ đưa Lào thành trung tâm liên kết đất liền của khu vực.

 

Theo ông Sathabandith, câu hỏi đặt ra hiên tại là Lào có thể làm gì và làm như thế nào để hưởng lợi từ dự án cao tốc và đường sắt thay vì “nghĩ đến việc sẽ thu được gì”.

Đường sắt và đường cao tốc sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế và sẽ tạo động lực to lớn trong việc tăng cường kết nối của Lào với phần còn lại của khu vực. Tuy nhiên, mọi hình thức đầu tư đều liên quan đến rủi ro và khả năng mất đi một số lợi ích sẵn có.

Trước hết, hai tuyến đường này mang đến cho người dân lựa chọn đi lại thuận tiện, thoải mái, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Thứ hai, đường sắt và đường cao tốc sẽ giúp người dân và người lao động di chuyển nhanh hơn. Mọi người sẽ không còn phải lo lắng về việc di chuyển xa mà có thể đi du lịch, kinh doanh các lĩnh vực khác mà không lo bị gò bó về thời gian. Bên cạnh đó, các tuyến đường cũng góp phần tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong việc di chuyển giữa các địa phương với nhau.

Ngoài ra, cao tốc và đường sắt mới dự kiến sẽ thúc đẩy sức mua hàng ở các địa phương dọc hành lang dự án, từ đó thúc đẩy năng suất, tăng hiệu quả và quy mô kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các đô thị mới.

Tuy nhiên, Lào cần giải quyết nhiều vấn đề để đạt được lợi ích nói trên, bao gồm việc xây dựng mới các tuyến đường kết nối với 2 dự án trên, đồng thời tích hợp dịch vụ logistic và hàng hóa biên giới để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường sắt.

Theo Xinhua, kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 66.4 tỷ USD, việc tuyến đường sắt của Lào làm trung tâm kết nối Trung Quốc với ASEAN rõ ràng có thể mang lại lợi ích lớn cho nước này.

Bên cạnh đó, điều cần thiết là Lào cần phát triển các thành phố thông minh, đô thị có đầy đủ hạ tầng và cơ sở vật chất dịch vụ, du lịch nhằm thu hút thêm du khách và tăng giá trị lưu thông hàng hóa.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

TAGS

Dự án đường sắt Lào-Trung Quốc duy trì tiến độ ổn định

Tổng hợp |

Lào là quốc gia không giáp biển nên gặp nhiều bất lợi trong vấn đề kết nối các tuyến vận tải hàng hóa. Dự án đường sắt đầu tiên của nước này nối Vientiane đến cửa khẩu Boten khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ là bước đệm quan trọng và mang tính đột phá cho Lào trong vấn đề giao thương và phát triển kinh tế- xã hội, đưa Lào trở thành quốc gia cầu nối – hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được chạy thử vào cuối tuần này

PV |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ tiếp tục được vận hành chạy thử để đánh giá an toàn, tiến tới nghiệm thu và đưa vào khai thác.

Nhà ga lớn nhất tuyến đường sắt Lào Trung thực hiện lễ cất nóc

Tổng hợp |

Ngày 19/11 tại Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Lễ cất nóc nhà ga Viêng Chăn đường sắt Lào Trung, đánh dấu việc công trình nhà ga nói trên đã hoàn thành phần xây dựng kết cấu cơ bản, chuyển sang giai đoạn xây dựng kết cấu thứ 2 và giai đoạn trang trí, lắp đặt.

Đường sắt Lào-Trung Quốc đối mặt với các thách thức “kỳ lạ”

Tổng hợp |

Theo nhà chức trách và ban quản lý dự án, tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc đang đạt tiến độ tốt bất chấp trở ngại từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên, có những thách thức khác đang cản trở tiến trình hiện thực hóa của dự án giao thông lớn nhất tại Lào.