Hầu hết doanh nghiệp tại Lào có quy mô siêu nhỏ

Tổng hợp |

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, tức đơn vị kinh tế cơ bản, hiện chiếm 94.2% tổng số doanh nghiệp tại Lào.

Theo số liệu tổng điều tra kinh tế lần thứ 3 được Cục Thống kê Lào công bố mới đây, có tổng cộng 133.997 doanh nghiệp đang hoạt động trọng nước vào năm 2019, trong đó bao gồm 126.168 doanh nghiệp siêu nhỏ, 6.600 doanh nghiệp nhỏ (4,9%), 954 doanh nghiệp vừa (0,7%) và 276 doanh nghiệp lớn (0,2%).

 

Hầu hết các doanh nghiệp tập trung ở khu vực miền trung và các đô thị lớn và ít hơn ở khu vực các tỉnh miền nam, nơi nhiều vùng nông thôn còn đang hạn chế về hạ tầng giao thông. Hầu hết các doanh nghiệp lớn được tìm thấy ở các tỉnh lớn như Luang Prabang, Khammuan, Savannakhet và Champasak, và thủ đô Vientiane.

Vientiane có số đơn vị lớn nhất với 22,3%, tiếp theo là tỉnh Champasak với 11,8% và tỉnh Savannakhet với 11,4%.

Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất về khả năng tiếp cận tài chính từ các ngân hàng, mặc dù chiếm số lượng lớn nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp quy mô vừa được cho là có nhiều khoản vay ngân hàng nhất với tỷ lệ 29,7%. Tiếp theo là các doanh nghiệp lớn và nhỏ lần lượt chiếm 27% và 24,6%. Khả năng tiếp cận các khoản vay của doanh nghiệp vi mô chỉ chiếm 8,7% trong tổng số các doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp đăng ký tại Lào, tiếp theo là các đơn vị sửa chữa ô tô và xe máy, chiếm 61,2%. Các nhà máy chế biến chiếm 14,7%, trong khi các doanh nghiệp khách sạn chiếm 10,6%.

Theo khảo sát, các doanh nghiệp này sử dụng 490.373 lao động, trong đó nữ chiếm 50,1%. Khoảng 90,6% tổng số doanh nghiệp chỉ sử dụng 1-5 công nhân mỗi doanh nghiệp. Tổng vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp đạt 649.000 tỷ kip. Năm 2018, các doanh nghiệp này ghi nhận mức tổng doanh thu là 107,584 tỷ kip.

Cuộc tổng điều tra kinh tế đầu tiên được thực hiện vào năm 2006, lần thứ hai vào năm 2013 và cuộc tổng điều tra mới nhất vào năm 2019-2020.

Cục trưởng Cục Thống kê Lào, bà Phonesaly Souksavath, cho biết các nhóm thực hiện cuộc điều tra kinh tế và dân số năm 2019-2020 đã gặp phải những thách thức do mùa mưa, gây ra khó khăn trong việc di chuyển ở địa phương. Ngoài ra, việc thiếu hợp tác là một vấn đề khác mà các quan chức điều tra gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn đăng ký kinh doanh và việc khó tiếp cận nhiều đơn vị kinh doanh. Các số liệu điều tra của Cục Thống kê cũng không khớp với hệ thống đăng ký của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính Lào.

Một thách thức khác là điều tra viên còn thiếu khả năng và hiểu biết sâu về các khái niệm, định nghĩa và phương pháp thu thập số liệu. Hầu hết các điều tra viên là người ở cấp huyện. Trong khi nhiều bản không lưu giữ hồ sơ của các đơn vị kinh doanh, bao gồm cả cửa hàng, khiến cho việc xác định và theo dõi những đơn vị này rất khó khăn.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

TAGS

Doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào lĩnh vực bao bì đóng gói ở Việt Nam

Ngọc Quang |

Giám đốc điều hành SCGP Wichan Jitpukdee cho biết, công ty này đã và đang không ngừng gia tăng đầu tư vào Việt Nam và điều này mang lại mức tăng trưởng doanh thu hơn 10% mỗi năm.

Lào thông báo áp dụng hệ thống một cửa cho doanh nghiệp nhập khẩu

Tổng hợp |

Chính quyền Lào thông báo các doanh nghiệp nhậu khẩu hàng hóa nhanh chóng tiến hành đăng ký khai báo thông qua hệ thống ‘Cơ chế hải quan một cửa quốc gia LNSW” trước ngày 22/2.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là trụ cột của nền kinh tế Lào

Tổng hợp |

Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSME) ở Lào được đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 2% hàng năm. Chính phủ Lào kỳ vọng khu vực này sẽ đóng góp 18% mỗi năm vào tăng trưởng GDP.

Các gói hỗ trợ cần đúng với nhu cầu doanh nghiệp

Lâm Thanh |

Đến ngày 31/1/2021, thời hạn tái cấp vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để thực hiện gói 16.000 tỉ đồng hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng COVID-19 hết hiệu lực. Sau một thời gian triển khai, đến nay tỉnh Quảng Trị chỉ có 1 đơn vị được giải ngân nguồn vốn này với số tiền 135 triệu đồng để trả lương cho 81 lao động. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong nước. Tại sao một chính sách ưu đãi lớn, ra đời đúng thời điểm doanh nghiệp đang “khát vốn” nhưng khi triển khai thực hiện lại có ít doanh nghiệp tiếp cận như vậy?