Nghèo đói và coi nhẹ việc học là nguyên nhân chính thúc đẩy số lượng trẻ vị thành niên ở Lào làm việc cho các nhà máy và cơ sở kinh doanh địa phương.
Tại Lào, ước tính có hơn 260.000 trẻ vị thành niên từ 15-17 tuổi làm việc cho các cơ sở kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất nhỏ nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Chính phủ Lào vừa đưa vấn đề này ra thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị “Tăng cường thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia xóa bỏ lao động trẻ em và thúc đẩy các điều kiện làm việc phù hợp cho thanh niên ở Nước Lào” để tiến tới đạt được mục tiêu 8.7 trong số các mục tiêu phát triển bền vững SDGs năm 2030 của Liên hợp quốc. Chủ trì cuộc họp là Cục trưởng Cục Quản lý lao động, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, ông Phongxaysack Intharat.
Hơn một nửa hoặc khoảng 70% lao động vị thành niên không còn đi học. Trong số những người đang làm việc, 260.000 người được coi là lao động vì họ dành thời gian toàn phần cho công việc. Nhóm này thuộc diện dễ bị tổng thương, nghèo khó và có thể không còn cha hoặc mẹ, lý do chính mà trẻ vị thành niên đi làm là nhu cầu giảm bớt khối lượng công việc của gia đình, tạo thêm thu nhập, trong khi việc học không được quan tâm nhiều. Ông Phongxaysack cho biết lao động vị thành niên đôi khi tham gia vào các công việc nguy hiểm, nặng nhọc và thu nhập không cao.
Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, ông Padeumphone Sonthany, cho biết chính phủ đã khởi xướng việc lập bản đồ, đánh giá và lập kế hoạch hệ thống bảo vệ trẻ em nhằm phát triển tầm nhìn và kế hoạch hành động tăng cường bảo vệ trẻ em, đồng thời vạch ra Chiến lược Phát triển Lực lượng Lao động Phúc lợi Xã hội thông qua phối hợp với đối tác phát triển và khu vực tư nhân nhằm phục hồi và giúp trẻ em tái hóa nhập sau quá trình bị bóc lột sức lao động.
Cuộc họp đã thảo luận về những nỗ lực theo sáng kiến 8.7 nhằm đóng góp vào Mục tiêu Phát triển Bền vững số 8 và tiến tới xóa bỏ lao động vị thành niên dưới mọi hình thức vào năm 2025. Đồng thời tái khẳng định tính cấp thiết của việc loại bỏ lao động vị thành niên và vai trò quan trọng của các cơ quan thanh tra lao động trong nỗ lực này.
Lào và các quốc gia thành viên ASEAN khác đã nhất trí về một loạt khuyến nghị, bao gồm tăng cường năng lực thể chế và con người của hệ thống thanh tra lao động nhằm phát hiện và giải quyết hiệu quả hơn vấn đề lao động vị thành niên.