Lào xuất khẩu chăn nuôi nhiều nhất sang Việt Nam

PV |

Việt Nam là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất của Lào, đặc biệt là các loại gia súc.

 Theo Bộ Công thương Lào, giá trị xuất khẩu hàng chăn nuôi của nước này sang Việt Nam trong năm 2019 đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 220 triệu USD so với chỉ 80 triệu USD trong năm 2018. Sản phẩm chăn nuôi là một trong hai loại hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Lào sang Việt Nam và nằm trong nhóm 20 hàng hóa nông nghiệp hàng đầu xuất sang Trung Quốc. Đây cũng là hai quốc gia có nhu cầu lớn nhất về tiêu thụ vật nuôi từ Lào.
 

Theo đó, mỗi năm Việt Nam ghi nhận nhu cầu 300.000-400.000 đầu gia súc từ nước ngoài để cung cấp cho thị trường nội địa, trong khi đó nhu cầu của Trung Quốc ở khoảng 500.000 gia súc, gia cầm từ Lào. Tuy nhiên, mặc dù hiểu được nhu cầu của các nước láng giềng, Lào hiện vẫn chưa thể đáp ứng được do hạn chế về năng lực sản xuất.

Theo Bộ Công thương, hầu hết sản phẩm chăn nuôi của Lào xuất sang Việt Nam đều nằm dưới hình thức “tái nhập khẩu” theo các thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chăn nuôi tại Lào do chính phủ hai nước phê duyệt cũng như các thỏa thuận tư nhân.

Nói về vấn đề này, Thủ tướng Lào mới đây cũng kêu gọi ngành nông nghiệp chú ý khai thác các tiềm năng nội tại để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu chăn nuôi sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. “Việc nghiên cứu phát triển ngành chăn nuôi, bao gồm việc mở rộng đàn, thử nghiệm chăn nuôi quy mô dê, cừu… để phát triển nền kinh tế”, ông Thonglun nói. Chính phủ Lào sẽ hỗ trợ ngành chăn nuôi bằng cách vận động các nghiên cứu mới, xem xét thành lập hội đồng nghiên cứu từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Sự quan tâm lớn của Trung Quốc dành cho hàng chăn nuôi Lào bởi hàm lượng mỡ thấp và được nuôi tự nhiên, theo tập quán truyền thống. Ngoài ra, Lào cũng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp để có thể thương mại hóa ngành chăn nuôi với điều kiện nhận được các khoản đầu tư và hỗ trợ về tài chính và kỹ năng chuyên môn. Về số lượng, chăn nuôi Lào muốn đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế cũng cần đầu tư mạnh hơn nữa cho các trang trại rộng lớn và sử dụng hệ thống chăn nuôi hiện đại, điều này mới chỉ xảy ra tại khu chăn nuôi bò tại Xiengkhoang của Vinamilk và liên doanh Lào Nhật.

Theo số liệu thống kê, Lào hiện có 326 trang trại chăn nuôi bò, 9 trang trại trâu, 370 cụm chăn nuôi bò, 75 cụm chăn nuôi trâu, 217 hộ gia đình nuôi bò và 105 hộ nuôi trâu.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế Lào – Việt năm 2020 – 2021

P.V |

Lào và Việt Nam sẽ tổ chức đánh giá thành quả hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn 5 năm vừa qua, đồng thời bắt đầu triển khai Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam – Lào giai đoạn 2021-2030 và Hiệp định hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025.

Lào củng cố an toàn đập khi chuẩn bị xuất khẩu điện tăng vọt

BTV |

 

Trong bối cảnh Lào liên tục đạt được thỏa thuận với đối tác nước ngoài về xuất khẩu điện, Bộ Năng lượng và Mỏ đang tập trung thúc đẩy các biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đập.

Xảy ra động đất tại miền Bắc Lào

Tổng hợp |

Ngày 29/2, trung tâm khí tượng và thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào thông báo việc xảy ra động đất có cường độ 4.5 độ Richter tại khu vực biên giới thuộc tỉnh Luang Namtha.

Lào kiểm tra y tế với tất cả lao động Trung Quốc

Tổng hợp |

Người lao động Trung Quốc làm việc tại Lào được cấp chứng nhận sau khi vượt qua cuộc sàng lọc nguy cơ lây nhiễm virus corona gây ra bệnh viêm phổi ở chính quốc gia của họ.