Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế Lào – Việt năm 2020 – 2021

P.V |

Lào và Việt Nam sẽ tổ chức đánh giá thành quả hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn 5 năm vừa qua, đồng thời bắt đầu triển khai Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam – Lào giai đoạn 2021-2030 và Hiệp định hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025.

 

Phát biểu tại buổi tọa đàm chủ đề “Thực trạng, triển vọng kinh tế Lào và những tác động đến doanh nghiệp Việt Nam tại Lào” do Hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào tổ chức vào tháng 10/2019, ông Buasone Boupphavanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào cho biết, tiến tới giai đoạn 2020-2021, được xem là giai đoạn có tầm quan trọng lớn bởi đây là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm lần thứ 8 (2016-2020) và chuẩn bị triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm lần thứ 9 (2021-2025) bao gồm các vấn đề nổi bật như sau:

Lào và Việt Nam sẽ tổ chức đánh giá thành quả hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn 5 năm vừa qua, đồng thời bắt đầu triển khai Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam – Lào giai đoạn 2021-2030 và Hiệp định hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2021 – 2025.

Hai bên sẽ sớm đạt được thỏa thuận và thực hiện xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội-Viêng Chăn, trở thành hành lang kinh tế Đông-Tây quan trọng, kết nối khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với khu vực Ấn Độ Dương; được xem là hành lang kinh tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thêm các hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch phát triển, không chỉ đối với hai nước Lào-Việt Nam mà còn đối với các quốc gia láng giềng khác.

Chúng ta cũng đang cùng tham gia các khuôn khổ hợp tác bao gồm Tam giác kinh tế; chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS); khuôn khổ hợp tác cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) đã và đang tạo điều kiển thuận lợi về chính sách và vốn vào các hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng hiệu quả hơn trước.

Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khả năng sẽ khó có dấu hiệu lắng xuống trong tương lai gần. Nếu có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thành công những thị trường đang bỏ ngỏ sẽ mở ra cơ hội tốt để đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Lào, nhất là khi dự án đường sắt Lào-Trung Quốc sắp hoàn thành( năm 2021).

Ở thời điểm hiện tại, khoa học và công nghệ thông tin đang có những bước tiến rất xa, chuyển dần từ hạ tầng internet 4G sang 5G. Vì vây, việc phát triển đất nước, bao gồm phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư theo định hướng cũ chắc chắn sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên, thời gian, năng lượng, nguồn nhân lực và dẫn đến tình trạng gia tăng vốn đầu vào, làm suy giảm sức cạnh tranh của Lào với các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong hiện tại và cả ở tương lai chính là nền kinh tế số, sản xuất nông nghiệp theo hệ thống nông trại thông minh (Smart Farm); công nghiệp thông minh (Smart Industry); thương mại điện tử E-commerce; phát triển đô thị thông minh (Smart City)…

Ông Buasone Boupphavanh kêu gọi, nhiều doanh nghiệp trẻ ở đây có hoạt động trong các lĩnh vực nói trên và nhiều doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình thay đổi, đối với những doanh nghiệp ở thế hệ cũ, nếu không sớm chuyển mình chắc chắn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Tất mong tất cả các doanh nghiệp luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để hòa mình vào dòng chảy phát triển công nghệ thông tin của thế giới, vì một tương lai thành công và bền vững cho doanh nghiệp mình.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Lào củng cố an toàn đập khi chuẩn bị xuất khẩu điện tăng vọt

BTV |

 

Trong bối cảnh Lào liên tục đạt được thỏa thuận với đối tác nước ngoài về xuất khẩu điện, Bộ Năng lượng và Mỏ đang tập trung thúc đẩy các biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đập.

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Lê Ni – Danang Fantasticity |

Nằm trong Chương trình làm việc của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, dự kiến tháng 4/2020, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 với các hoạt động chính như: các cuộc họp quan trọng trong Hội nghị, tiệc chiêu đãi của lãnh đạo Việt Nam, hoạt động truyền thông, báo chí…

Nghĩ về quy hoạch phát triển các đô thị hướng biển

Minh Phương |

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 khóa XVI, trong phần đóng góp lần 2 cho dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, một số đại biểu quan tâm đến vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, trong đó dự thảo đề ra nhiệm vụ: “Thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng, phát triển, hình thành trục đô thị ven biển. Khuyến khích đấu thầu công khai để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư các khu đô thị. 

Hơn 732 tỉ đồng đầu tư vào Cụm Công nghiệp Đông Ái Tử

Nguyễn Vinh |

Bằng các giải pháp đồng bộ trong giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng giao thông, triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, đến nay Cụm Công nghiệp Đông Ái Tử đã có 17 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 16 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận cho đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 732 tỉ đồng, tỉ lệ “lấp đầy” cụm công nghiệp này đạt trên 95%.