Những địa danh nào được in trên đồng tiền Kip Lào?

Tổng hợp |

Kip là đồng tiền nội tệ của Lào, do Ngân hàng Trung ương Lào phát hành và kiểm soát, có mã viết tắt là LAK.

Năm 1979, đồng tiền Lào có mệnh giá nhỏ nhất là 1 Kip, cho đến năm 1988, các mệnh giá từ 100 Kip trở xuống không còn được sử dụng.

Đồng tiền Lào không chỉ mục đích sử dụng để mua bán, trao đổi trong cuộc sống thường nhật mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các công trình di sản mang tính biểu tượng văn hóa, xã hội Lào.

Mặt trước của tờ tiền Kip Lào có mệnh giá từ 1.000 Kip trở lên, ngoài các địa danh nổi tiếng của đất nước, Nhà nước Lào còn chọn thể hiện chân dung của lãnh tụ, cố Chủ tịch Kaysone Phomvihan.

Tờ mệnh giá 500 Kip : Dự án thủy lợi thời đổi mới và thu hoạch cà phê
Tờ mệnh giá 500 Kip : Dự án thủy lợi thời đổi mới và thu hoạch cà phê

Tờ mệnh giá 1,000 Kip: Tháp That Luang.

Tháp That Luang hay That Luang là một Tháp Phật giáo ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn. Tháp được xây từ năm 1566 dưới triều vua Setthathilath theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của đất nước, đó là lý do Tháp That Luang được xuất hiện trên hầu hết các tờ tiền của Lào.

 

Ngoài Tháp Thatluang, mặt trước của đồng 1.000 Kip còn có hình ảnh 3 phụ nữ đại diện cho 3 nhóm phụ nữ  thời kì trước của Lào là : Lao Thung, Lào Sung và Lào Lum trước khi được hợp nhất và gọi chung là “ Dân tộc Lào”,

Ở mặt còn lại của tờ tiền là đàn trâu bò, đây là hai loại gia súc gắn liền với đời sống nông nghiệp của nhân dân Lào, đặc biệt là trâu, trước kia sử dụng làm sức kéo, cày ruộng để trồng trọt sản xuất.

Tờ tiền mệnh giá 2,000 Kip : Chùa Xieng Thoong, Thủy điện XeSet tỉnh Salavan

Chùa Xieng Thoong là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là di tích văn hóa tâm linh quan trọng nhất của cố đô Luang Prabang. Ngôi chùa nằm ở ngã ba sông Mê Kông và sông Nậm Khăn, được tạo dựng dưới triều vua Setthathilath năm 1559-1560. Tên gọi Chùa  Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố vàng.

 

Mặt còn lại của tờ tiền là thủy điện Xeset I là một trong những thủy điện lớn ở huyện Lau Ngarm tỉnh Salavan, Dự án phát triển thủy điện Xeset I bắt đầu từ năm 1984 , hoạt động chính thức vào ngày 01/11/1990 với công suất là 45 MW, Thủy điện cách trung tâm thành phố Salavan 35Km về phía Tây Nam  và cách thành phố Paxe 85Km, Đây là thủy điện đầu tiên trên dòng sông Xeset, Thủy điện Xeset I nằm ở hạ lưu thủy điện Xeset II, được thiết kế theo dạng đập tràn, sản lượng điện trung bình  đạt 180GWh/năm. Là một trong những thủy điện quan trọng cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam Lào và xuất khẩu điện sang Thái Lan.

Tờ mệnh giá 5,000 Kip : Tháp ThatLuang Viêng Chăn , Nhà máy xi măng Văng Viêng

 

Nhà máy xi măng ở Văng Viêng được xem là nhà máy tiêu biểu của công nghiệp sản xuất xi măng tại Lào,  đây là nơi sản xuất xi măng nhãn hiệu KaThingThong “Bò rừng vàng” nổi tiếng của Lào, nhà máy giúp phát triển kinh tế quốc gia và tiết kiệm ngân sách nhập khẩu xi măng nước ngoài khoảng 20 triệu USD/năm.

Tờ mệnh giá 10,000 Kip: Tháp ThatLuang Viêng Chăn , Cầu hữu nghị   Lào – Thái Lan.

 

Cầu hữu nghị số 1 Lào -Thái Lan là biểu tượng kết nối với nước bạn láng giềng Thái Lan,  cầu Hữu nghị Lào – Thái số 1 có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ hợp tác song phương cũng như sự phát triển kinh tế hai quốc gia, Cầu chính thức được khai trương và thông xe vào ngày 8/4/1994, với nhịp cầu lên đến 1170 m, cầu này có 2 làn xe rộng 3,5 m cho xe cơ giới, hai làn rộng 1,5 m cho bộ hành và một đường sắt đơn ở giữa. Dự án cầu Hữu nghị được Chính phủ Úc đầu tư dưới dạng vốn vay ODA cho Lào trị giá 30 triệu USD thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế AusAID và được thi công bởi Công ty đến từ Úc trong thời gian 3 năm từ 1991-1994.

Tờ mệnh giá 20,000 Kip :Chùa Pra Keo thủ đô Viêng Chăn, Thủy điện Theun Hinboun.

Chùa Pha Keo là ngôi chùa phật ngọc tại thủ đô Viêng Chăn, Nằm đối diện với chùa Sisaket,Trước đây ngôi chùa là nơi mà Hoàng tộc thường đến để cầu nguyện. Chùa được vua Setthathilath cho xây dựng năm 1565 để làm nơi lưu giữ bức tượng phật ngọc (cái tên Phra Kaew có nghĩa là hình ảnh của Phật Ngọc) Sau cái chết của cha là vua Phothisarat, ông buộc phải rời dời đô từ Luang Prabang  nơi ông đang cai trị để trở về thủ đô Viêng Chăn . Chùa Phra Keo hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý: một chiếc ngai vàng, tượng phật Kh’mer, một số tác phẩm điêu khắc gỗ hay các văn tự được khắc trên đá liên quan đến Phật giáo. Đây là những tư liệu rất quý hiếm mà đất nước Lào coi như báu vật quốc gia.

 

Nhà máy thủy điện Theun Hinboun là một nhà máy thủy điện nổi tiếng trên dòng sông Nam Theun tỉnh Bolikhamxay, Đập tạo hồ nước được hoàn thành vào năm 1998, nhà máy cung cấp 220 MW, trong đó 210 MW được xuất khẩu sang Thái Lan. Đơn vị quản lý và vận hành dự án là Công ty Điện lực Theun Hinboun.

Tờ mệnh giá 50,000 Kip : Tháp ThatLuang Viêng Chăn, Phủ chủ tịch.

 

Phủ chủ tịch Lào (hay còn gọi là “Hor Kham”) nằm ở phía tây đại lộ Lane Xang, đây là nơi làm việc của chủ tịch nước CHDCND Lào và là nơi nơi diễn ra lễ đón các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ đến thăm chính thức Lào, đây là một trong những địa điểm nổi bật của thủ đô Viêng Chăn, phủ được xây dựng theo lối kiến Trúc Beaux-Art.

Tờ mệnh giá 100,000 Kip : Tháp ThatLuang Viêng Chăn, Bảo tàng chủ tịch Kayson Phomvihance

Bảo tàng cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane ở Km5 bản Sivilay, quận Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, mở cửa đón khách tham quan vào tháng 12/2000 và được quản lý. Bảo tàng được thành lập để vinh danh nhà lãnh đạo cách mạng vĩ đại và cố Chủ tịch của Lào-Kaysone Phomvihane (1920-1992).

 

Tờ mệnh giá 100,000 Kip ( Tờ tiền đặc biệt kỷ niệm 450 năm thủ đô Viêng Chăn): Tháp ThatLuang Viêng Chăn, Tượng đài vua Setthathilath và Chùa Pra Keo Viêng Chăn.

 

Tượng đài vua Setthathilath đặt tại sân trước quảng trường ThatLuang . Vua Setthathilath được người dân tôn sùng là người đức độ và tài năng, ông lao của ông được lưu truyền trong dân gian cũng như sử sách của Lào trải qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay.

Vua Xaysetthathirath được mô tả là nhà lãnh đạo sáng suốt và sắc sảo, ông có công trong việc phát triển vương quốc Lanexang trong giai đoạn 1548-1572 và mở rộng lãnh thổ về phía nam.

Xaysetthathirath cũng chính là vị vua quyết định dời kinh đô Lane Xang từ Luangprabang ở miền Bắc xuống Vientiane như ngày nay, ngoài ra, ông cũng là người đã chỉ đạo xây dựng thành lũy Vientiane, cho dân chúng tổ chức lễ hội That Luang, một trong các lễ hội văn hóa và tôn giáo lớn nhất của Lào, diễn ra vào trung tuần tháng 11 hàng năm.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Đại sứ quán Việt Nam trao tiền ủng hộ người dân vùng lũ Savanakhet (Lào)

PV |

Ngày 26/10, tại thủ đô Vientiane, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng đã trao tiền hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng do lũ lụt ở tỉnh Savanakhet, thuộc miền Trung của Lào.

Ngân hàng Lào, Thái Lan ra mắt dịch vụ chuyển tiền quốc tế

Tổng hợp |

Ngân hàng Phát triển Lào (LDB) vừa hợp tác với Ngân hàng Krungsi của Ayudhya Public để triển khai dịch vụ KS-LDB Global Transfer với nhiều loại hình dịch vụ tài chính khác nhau, trong đó đáng chú ý là chuyển khoản xuyên biên giới cho khách hàng hai bên.

Lan tiền tỷ, ảo ở đâu, thật chỗ nào?

Lê Mai Anh |

Thị trường lan đột biến nóng liên tục từ khoảng 2018 đến nay. Nhưng phải sang năm 2020, dịch COVID-19 như một tác nhân khiến “cơn sốt” thêm cao độ và kéo dài đã khiến thú chơi lan, mua bán lan nóng hơn. 

Trao số tiền 450 triệu đồng để kiên cố hoá các chốt chống dịch ở biên giới Việt - Lào

Phan Vĩnh |

Nhân dịp này, đoàn cũng trao số tiền 450 triệu đồng cho Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị để kiến cố hoá các chốt chống dịch ở biên giới Lào.