Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

PV |

Lào và Việt Nam sẽ cho phép nối lại đường hàng không giữa hai nước, đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngày 12/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Lào để tìm hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 ổn định sản xuất kinh doanh. Đại sứ Nguyễn Bá Hùng chủ trì tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đàm giữa Đại sứ quán Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Lào.
Toàn cảnh buổi tọa đàm giữa Đại sứ quán Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Lào.

Tại tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về những tác động của dịch Covid-19 đối với tình hình kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là kinh tế Việt Nam và Lào, cũng như quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư  giữa hai nước.

Đại sứ Nguyễn Bá Hùng cũng thông báo một số  định hướng lớn có thể được thực hiện trong thời gian tới, khi Chính phủ hai nước thực hiện việc nới lỏng một số quy định về phòng chống dịch Covid-19, cho phép nối lại đường hàng không giữa hai nước Việt Nam – Lào, trước mắt là đối với đội ngũ chuyên gia, nhà ngoại giao và khách du lịch có tổ chức; mở lại các cửa khẩu quốc tế cho phép công dân hai nước được qua lại để làm ăn kinh doanh…

Nhấn mạnh đến những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Lào trong bối cảnh sự hỗ trợ của Chính phủ Lào là không đáng kể, các chính sách khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19 do Chính phủ ban hành chậm được triển khai, cùng với nhiều cơ chế chính sách chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Đại sứ Nguyễn Bá Hùng cho rằng: “Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, sự hỗ trợ giúp dỡ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tăng cường đoàn kết và hỗ trợ nhau, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; thay đổi cung cách quản lý vận hành doanh nghiệp, tận dụng những lợi ích từ cuộc cách mạng 4.0, nền kinh số đang diễn ra. Về trung và dài hạn, khi Lào hoàn thành kết nối cơ sở hạ tầng giao thông theo hành lang Bắc- Nam và Đông – Tây, kết nối Trung Quốc – Lào- Việt Nam và Thái Lan thì sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Vì thế, các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị”.

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Các doanh nghiệp tham dự tọa đàm đã nêu lên những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào, nhất là trong giai đoạn phải chịu nhiều tác động từ dịch Covid- 19. Trong đó, nhấn mạnh đến tinh thần chủ động, linh hoạt thích ứng để vượt qua khó khăn thông qua việc phân công lao động hợp lý, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, giữ chân người lao động…

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm.
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nông nghiệp, trồng và chế biến cao su, thủy  điện… sử dụng nhiều lao động thì cần phải linh hoạt trong việc áp dụng các quy định về phòng chống dịch, khi cả hai nước Việt Nam và Lào đã 3 tháng nay không có người lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Ông Dương Đình Bảng- Trưởng Văn phòng đại diện Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tại Lào kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ hai nước cho phép lao động của các doanh nghiệp được nhập cảnh vào Lào thực hiện cách ly tại doanh nghiệp, trên cơ sở đảm bảo các quy định về phòng chống dịch, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người lao động để doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu trang thiết bị để thi công công trình và sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu thuận lợi”.

(Nguồn: VOV Vientiane)

TAGS

Thái Lan mở chiến dịch đại hạ giá để giúp ngành du lịch hồi phục

PV |

Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) phát động một chương trình kích thích mua sắm kéo dài 2 tháng nhằm hỗ trợ ít nhất 10.000 doanh nghiệp liên quan đến ngành du lịch bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19.

Bước đi của Quảng Trị trong nông nghiệp hữu cơ

Minh Anh |

Ngày 24/6/2020, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ mà Quảng Trị đang lựa chọn là hướng đi đúng. Trong 5 năm tới, Quảng Trị vẫn phải lấy nông nghiệp làm trọng tâm.

Tình hình thực hiện các dự án do nước ngoài tài trợ tại tỉnh Quảng Trị

Thanh Trúc |

Ngày 8/7/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đi kiểm tra hiện trường thi công và làm việc với các đơn vị liên quan về tình hình thực hiện các dự án Phát triển đô thị dọc Hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị (BIIG2) do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chủ đầu tư.

Trồng và chiết xuất thành công tinh dầu từ cây hương nhu

Lê An |

Hương nhu là loài cây dại thường mọc hoang trên các vùng gò đồi, đôi khi được người dân trồng thành vài cụm ở trong vườn nhà để sử dụng trong ẩm thực, lấy lá nấu nước dùng để gội đầu, nấu nước lá xông và sử dụng để chữa một số bệnh. Nhận thấy hiệu quả của cây hương nhu, anh Đoàn Văn Linh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Vanpa, xã Hải Phúc, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm và chiết xuất thành công tinh dầu từ loài cây dại này.