“Ai có về Phước Thị, Gio Linh”

Việt Hà |

Phước Thị là một làng cổ của Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trãi qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử, ngày nay làng Phước Thị ngày càng đổi thay và phát triển.

Đến với Phước Thị hôm nay bên cạnh được nghe những câu chuyện lịch sử, chúng ta sẽ còn được thấy những nét đẹp văn hóa đậm chất hồn quê.

Một số gia đình ở làng Phước Thị, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vẫn gìn giữ nghề đan lát cổ truyền
Một số gia đình ở làng Phước Thị, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vẫn gìn giữ nghề đan lát cổ truyền

Chuyện ngày xưa…

Nằm cách thị trấn Gio Linh khoảng 4 km về phía Đông, Phước Thị ở giữa các làng của xã Gio Mỹ. Phía Bắc của làng được bao bọc bởi nguồn nước đã đi vào ca dao xưa : “ Tam Sơn chảy xuống ba Hà/ qua đình Hà Thượng chảy ra sông Cánh Hòm”. Con sông cũng góp phần đem lại mùa màng tươi tốt cũng như điều hòa khí hậu cho vùng quê này.

Làng Phước Thị có được như ngày hôm nay là nhờ công đức của  ngài tiền khai khẩn Trần Thị Cao - một nữ nhi can trường đã khai canh điền địa, tạo dựng hương thôn. Thấy đất lành chim đậu, không lâu sau đó có thêm một số họ khác cùng tìm đến nhập cư, lập nên làng Phước Th ị- một trong những làng cổ của tỉnh Quảng Trị.

Tương truyền khi mới đến xứ Đàng Trong, nơi ngài dừng chân là vùng Cây Thị, xứ Châu Thị tuy nhiên do nơi đây lam sơn chướng khí, giặc giã hoành hành nên ngài xuôi về hướng Đông lập nên xứ Xuân Thị.

 Một thời gian sau trên đường đi hành binh vào Nam mở cõi, Ngài Nguyễn Xuân Quý dừng chân ở Xuân Thị, gặp ngài Trần Thị Cao và kết nghĩa phu thê. Tương truyền Ngài Nguyễn Xuân Quý quê ở làng Phúc Thị - Từ Liêm, Hà Nội bây giờ. Vì muốn kết hợp tình quê nơi cố quận và vùng đất mới nên hai ngài đã đổi tên làng Xuân Thị trở thành làng Phước Thị…

 Và chuyện ngày nay

Chắc ai từng ở làng thì biết: Rổ rá, thúng mủng, giần sàng… là các loại dụng cụ không thể thiếu được hàng ngày của nhà nông. Nói về làng nghề truyền thống của huyện Gio Linh, người ta luôn nhắc đến làng đan lát Lan Đình và Phước Thị.

Phát triển đàn dê thịt đạt năng suất cao tại Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh
Phát triển đàn dê thịt đạt năng suất cao tại Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh

Tuy hiện nay nghề đan lát đã mai một, nhưng bà con nơi đây vẫn dành thời gian cho công việc này để tăng thu nhập. Người nông dân tận dụng thời gian nông nhàn sau mùa vụ, người già không làm được việc nặng thì chuyển sang đan lát giúp con cháu thu nhập thêm để có tiền chi tiêu trong gia đình.

Về Phước Thị hôm nay, bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa đứng trầm mặc với thời gian là những tươi mới của một làng quê với sự đổi thay của câu chuyện Tam nông đúng nghĩa.

Những cánh đồng đồng rộng lớn được quy hoạch một cánh khoa học, thuận tiện trong việc sản xuất canh tác nông nghiệp. Được biết hiện Phước Thị có diện tích canh tác nông nghiệp 145 héc ta, đặc biệt trong các vụ mùa gần đây, thôn đã đầu tư cho 24 ha để trồng lúa theo phương thức hữu cơ và đã cho những kết quả tốt đẹp, sắp tới sẽ tiếp tục tăng diện tích lên nhiều lần để tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Với dân số của Phước Thị chừng 200 hộ với trên 600 nhân khẩu, những bàn tay tảo tần của người Phước Thị không chỉ đan lát, cấy trồng mà còn chăn nuôi các loại gia súc gia cầm cho hiệu quả kinh tế.  Đặc biệt việc nuôi dê mỗi năm cũng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho mọt số hộ dân. Đây cũng là hướng đi mới cho bà con nông dân bởi đầu ra ổn định, đầu tư ban đầu không lớn, công chăm sóc ít và cũng không cần phải có diện tích chăn thả rộng.

Với tinh thần đoàn kết, chịu thương chịu khó bao đời, người dân Phước Thị đã kiên cường chống chọi thiên tai, giặc dã, xây dựng một miền quê thanh bình, xứng đáng với niềm mong mỏi của tiền nhân ngày xưa đi mở đất. Để cho hậu thế mai sau dù đi bất cứ phương trời nào cũng luôn bái vọng về quê nhà với một niềm kiêu hãnh, rằng nơi đây có một miền quê Phước Thị như thế./.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Sâm Bố Chính ở huyện Cam Lộ đạt 2 tạ/sào

Anh Vũ |

Sau một thời gian xuống giống và chăm sóc, hiện nay cây sâm Bố Chính trồng thử nghiệm tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ  (tỉnh Quảng Trị) đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất khoảng 2 tạ/sào.

Quảng Trị: Sẽ đầu tư dự án Khu đô thị Đông thành phố Đông Hà trị giá 1.900 tỷ đồng

Phan Khiêm - Minh Dương |

Ngày 18/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Hà Sỹ Đồng, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nhằm nghe Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Hoàng Ngọc báo cáo dự án Khu đô thị phía Đông thành phố Đông Hà.

Ngư dân bãi ngang thu nhập cao từ khuyếc biển

Trần Tú - Hồng Quân |

Mỗi ngày thu nhập lên đến 1 triệu đồng, đó là niềm vui của mỗi ngư dân ở vùng biển bãi ngang xã Vĩnh Thái, huyện Vinh Linh (Quảng Trị), địa phương này đang vào vụ mùa đánh bắt khuyếc và các loại thuỷ hải sản. 

Triệu Phước chú trọng xây dựng thương hiệu rong câu chỉ vàng

Mai Trang - Khắc Sang |

Từ tháng giêng đến tháng 6 hàng năm, thời tiết bước vào mùa khô cũng là mùa thu hoạch rong câu tự nhiên ở các ao, hồ, đầm nước lợ.