Đổi thay sinh kế

Hoàng Hải |

Không nhiều, chỉ vài ba trăm cây cao su, 500 mét vuông trồng cây lá vằng, trồng dứa… đời sống của người nông dân ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có nhiều đổi thay trên chính mảnh đất trước đây khiến họ nghèo nàn, khốn khó.

Loay hoay trên đồng đất

Cũng phải mất rất nhiều thời gian, ông Hoàng Văn Chiến, 51 tuổi, thôn Đâu Bình 1, xã Cam Tuyền mới thoát ra khỏi đời sống khó khăn nhờ trồng cây cao su. Nhớ lại những ngày trước đây, ông Chiến không khỏi ngậm ngùi “mất gần 30 năm, cứ loay hoay mãi với trồng sắn, trồng lạc rồi có khi trồng khoai. Cuộc sống gia đình chỉ đắp đổi qua ngày. Giờ nhìn có vẻ đơn giản thế nhưng nó cả một quá trình. Cũng may chịu khó tìm tòi nên người dân thay đổi cây trồng chứ không thì giờ vẫn còn khó lắm. Trước đây vùng đất này trồng tràm, với diện tích không nhiều chúng tôi lại trồng giống tràm 7-10 năm mới cho thu hoạch nên hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay nhờ có sự thay đổi về cây trồng nên đời sống có khấm khá hơn. Nếu tính đến sự thay đổi cây trồng phải mất thời gian rất dài. Cái khó bó cái khôn, mà sự thay đổi thì không dễ. Làm ra sản phẩm rồi lo chỗ thu mua, lo giá, đủ thứ lo nên cũng lâu dài.

Với vườn cây cao su 400 cây đã cho khai thác, giờ đây chị Hoàng Thị Thắng (thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã có thu nhập ổn định hơn.
Với vườn cây cao su 400 cây đã cho khai thác, giờ đây chị Hoàng Thị Thắng (thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã có thu nhập ổn định hơn.
Với vườn cây cao su 400 cây đã cho khai thác, giờ đây chị Hoàng Thị Thắng (thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã có thu nhập ổn định hơn.
Với vườn cây cao su 400 cây đã cho khai thác, giờ đây chị Hoàng Thị Thắng (thôn Đâu Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã có thu nhập ổn định hơn.

Những người nông dân xưa nay “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chịu thương chịu khó “một nắng hai sương” nhưng sự cần cù đó không mang lại đời sống ấm no hơn. Lao động nông nghiệp cũng chỉ đủ sống. Cái khó hơn nữa là tư duy, sự tiếp nhận khoa học kĩ thuật để đổi thay còn nhiều hạn chế. Ông Lê Công Tuấn, nguyên là Trưởng thôn Đâu Bình 1 tâm sự với chúng tôi rằng “thời kì đầu vận động người dân phát rừng trồng tràm đã khó, rồi sau vận động nông dân chuyển đổi từ tràm sang cây cao su, cây lá vằng, trồng dứa… cũng gặp nhiều khó khăn không ít. Nhưng được dân tin, nói lâu thấm dần nên nông dân cũng dần dần nhận ra được những ưu điểm của loại cây trồng mới, đó là tín hiệu đáng để vui mừng”.

Kinh tế nông nghiệp luôn là chủ đề cốt lõi của đời sống nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Công tác dân vận của chính quyền cơ sở với việc “lấy dân làm gốc” đã cho thấy nhiều sự đổi thay từ cơ sở. Ông Hoàng Văn Chiến chia sẽ thêm “nếu chương trình mang lại hiệu quả thì người này trông người khác và làm ngay. Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi thấy được lợi ích thì dù không bảo dân cũng tự học để làm”

Những cây trồng dần làm thay đổi đời sống nông dân

Không nơi nào làm Nông thôn mới háo hức như xã Cam Tuyền. Sau những ngày Tết, người dân ở thôn Ba Thung vẫn háo hức trồng những loài hoa mới. Nhìn những con đường khang trang, sạch đẹp ở Ba Thung chúng tôi thực sự thấy phấn chấn. Rồi những con đường hoa ngập tràn màu sắc ở thôn Đâu Bình khiến chúng tôi mê đắm với cảnh sắc thôn quê.

Bản Chùa là thôn bản với gần 100 hộ dân người dân tộc thiểu số Vân Kiều sinh sống. Nhìn Bản Chùa hôm nay đã có những nét đổi thay đáng kể. Nhiều hộ gia đình ở Bản Chùa vẫn trồng rừng, đất xa nên chỉ phù hợp với rừng tràm. Diện tích đất gần nhà trồng dứa, trồng lá vằng… đã mang lại thu nhập, cải thiện đời sống bà con nông dân.

Chưa thể vươn lên làm giàu nhưng một số cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lộ đã mang lại hiệu quả làm thay đổi tích cực đời sống người dân. Chị Lê Thị Lan, thôn Đâu Bình 1 cho chúng tôi hay “gia đình tôi có 320 cây cao su, bắt đầu khai thác từ năm 2017. Mỗi đêm chừng ấy cây cao su cho gia đình chúng tôi thu nhập được 200 ngàn đồng, mỗi tháng khai thác được tầm 12 – 15 ngày thu nhập thêm từ 2,4 – 3 triệu đồng, mỗi năm thu nhập thêm khoảng 20 triệu. Số tiền này góp phần cải thiện rất nhiều đến đời sống, nhất là việc nuôi con ăn học, làm nhà cửa hoặc dự phòng cho những công việc khác của gia đình”.

Đa số hộ dân ở thôn Đâu Bình đều có thu nhập từ cây cao su. Ông Trần Tùng, nguyên Trưởng Ban mặt trận thôn cho chúng tôi hay “thôn Đâu Bình có 60 hộ dân thì 50 hộ dân đã có cây cao su đã khai thác. Thu nhập từ nguồn cao su mang lại hiệu quả kinh tế cho đời sống người dân nơi đây. Nhiều hộ gia đình trồng cao su, trồng thêm cây lá vằng nên thu nhập ổn định. Giờ đây người nông dân chỉ cần chăm chỉ khai thác nguồn của cải này là có thể sống khá giả”. Theo chúng tôi được biết, hộ gia đình ông Trần Tùng có 2 ngàn cây cao su (tương đương với 4ha) đã cho thu nhập từ vài năm nay, ở thời kì mũ cao su cao, gia đình ông thu nhập 10 triệu đồng/tháng, thời điểm thấp 7 triệu đồng/tháng. Cũng do đó, giờ vợ chồng ông Trần Tùng chỉ cần chăm sóc vườn cây cao su và khai thác nó là có một cuộc sống ấm no ngay chính trên mảnh đất của mình chứ không phải đi đâu xa xôi.

Cố gắng thì đất trời cho quả ngọt

Với những cố gắng không ngừng của chính quyền địa phương, đặc biệt là của người nông dân ngay chính đồng ruộng của mình đã đến thời kì đất trã nghĩa. Hơn sáu năm trước đây, chị Hoàng Thị Thắng, 48 tuổi, thôn Đâu Bình nhớ lại “vùng đất hơn 400 cây cao su của tôi là cả một vùng sỏi đá, cây mọc hoang. Hồi đó nhà nước có đề án trồng cây cao su tiểu điền nên tôi khai hoang để trồng. Đất khai hoang trồng cao su tốt hơn rất nhiều so với những vùng đất khác, nhờ đó sản lượng mủ cũng cao hơn. Mỗi tháng tôi thu nhập từ nó cũng khá tiền. Nhờ đó có tiền nuôi con ăn học”.

Nếu chỉ chăm chú vào một loại cây thì đời sống nông dân khó hồi mà khá nổi, chị Thắng là người nhận ra điều đó từ rất sớm nên ngoài giờ cạo mủ cao su chị con mua bán thêm phế liệu, chăn nuôi bò và làm thêm cây hoa màu khác. Cũng nhờ đó hơn 6 năm qua những nguồn thu nhập này đã “nuôi lớn” cây cao su mới được như hôm nay “làm nông nghiệp mà không xen canh, không tạo ra thu nhập phụ thì không tận dụng được thời gian nhàn rỗi và cũng từ đó không có tiền. Cho nên tốt nhất là làm theo cha ông, cứ bỏ cày vác cuốc cho chắc ăn. Rảnh rỗi thì trồng rau, trồng cây màu, chăn nuôi thêm lợn, gà… mới ổn định được cuộc sống”.

Người dân thôn Đâu Bình (xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị) háo hức đi nhập mủ cao su từ tờ mờ sáng, đây là nguồn thu nhập chính của người nông dân.
Người dân thôn Đâu Bình (xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị) háo hức đi nhập mủ cao su từ tờ mờ sáng, đây là nguồn thu nhập chính của người nông dân.

Sự cố gắng không ngừng đã làm đổi thay cuộc sống. Tuy vẫn gặp những khó khăn trong đời sống mưu sinh thường nhật nhưng rõ ràng sự chuyển đổi sinh kế ban đầu đã “gỡ rối” cho cuộc sống người dân nông thôn. Chị Phạm Thị Hoa, 53 tuổi gác lại những ngày thác bươn chải ở vùng ngược với miền xuôi với món hàng “chợ di động” đủ thứ thức ăn lỉnh kỉnh đi bán dạo khắp vùng. Bỏ nghề buôn hàng ăn, chị Hoa khai thác 0,4 ha đất bỏ hoang sau khi người ta trả mặt bằng làm đập thủy lợi. Những ngày đầu khốn khó không thể nào kể xiết, kể với chúng tôi, mắt chị còn ầng ậng nước “hồi đó họ lấy đất để làm đập thủy lợi, sau làm xong thì thả hoang. Tôi và một số gia đình thấy đất còn canh tác được nên ra san lấp thủ công. Từ ngày này qua ngày khác rồi cuối cùng cũng có 4 ngàn mét vuông đất để trồng cao lá vằng”. Được biết, chị Hoa trồng cây cao lá vằng đã cho thu nhập từ 3 năm nay, nhờ đó đời sống gia đình chị bớt những khó khăn do không có đất canh tác. Chị phấn khởi tâm sự “trồng cây lá vằng cũng dễ, chỉ tầm 6 tháng là đã thu hoạch. Với diện tích 0,4 ha mỗi năm cũng kiếm được gần 20 triệu đồng. Số tiền này cũng ổn định đối với một lao động ở nông thôn”.

Cần một phương án ổn định cho người nông dân

Thị trường nông sản của nước ta nói chung và một số địa phương còn gặp nhiều bấp bênh. Đặc biệt là “cung” vượt quá “cầu”. Nắm bắt được điều đó nên nông dân ở Cam Tuyền đã biết cách “kìm hãm” diện tích cây trồng cho phù hợp. Điều cốt lõi là bà con nông dân đã biết chuyển đổi sinh kế đối với diện tích không vượt khỏi nhu cầu của thị trường hàng hóa. Ông Hoàng Văn Chiến cho chúng tôi hay “gia đình tôi chỉ trồng 400 cây cao su, không mở rộng diện tích vì thị trường còn nhiều biến động nhất là về giá cả. Chỉ trồng chừng đó, những cơ sở thu mua vẫn có nhu cầu cao hơn nhưng chúng tôi không mạo hiểm. Trồng chừng đó cao su, cộng với vài sào lạc, trồng rừng… mỗi thứ một ít thì sẽ ổn hơn”.

Do giá cả còn bấp bênh, ảnh hưởng của khí hậu cũng đáng kể, nhất là mưa bão. Một số năm trước đây bão đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng đối với cây cao su nên nông dân cũng còn nhiều dè dặt. Một số hộ dân lấy phương châm “chậm mà chắc”, cái gì cũng làm dần dần. Vừa làm vừa thăm dò thị trường. Nếu có phương án ổn định lâu dài thì không phải lo lắm. Một số hộ dân ở đây cũng thực hiện lấy ngắn nuôi dài. Trồng một số cây ăn quả nhanh cho thu nhập, trồng cây dược liệu… để bổ trợ cho việc trồng cây cao su

Cây cao su là cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị nói chung và của người dân huyện Cam Lộ nói riêng. Theo số liệu chúng tôi thu thập được, tính đến cuối năm 2019 Quảng Trị có hơn 19 ngàn ha cao su trong đó đã cho khai thác gần 13 ngàn ha. Diện tích cây cao su tập trung chủ yếu ở vùng trung du các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ… đầu năm 2020 diện tích cao su đã tăng lên 22 ngàn ha (tăng 3 ngàn ha so với năm 2019). Huyện Cam Lộ có trên 4 ngàn ha, khai thác 2,5 ngàn ha.

Xe thu mua mủ cao su đã về tới làng để vận chuyển mủ cho bà con nông dân
Xe thu mua mủ cao su đã về tới làng để vận chuyển mủ cho bà con nông dân


TAGS

Dấu tích khảo cổ học ở các hang động vùng núi đá vôi Tân Lâm

Yến Thọ |

Ngày 25-3-2020, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Trị tổ chức đoàn khảo sát thuộc các Sở, Ban ngành tỉnh Quảng Trị để xem xét đề nghị của Công ty TNHH Bình Sơn Quảng Trị xin cấp phép khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi khối D (tức khối đá vôi mang tên Lèn Con Rông/Lèn IV trong khu vực các lèn đá vôi Tân Lâm, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ).

Chưa có ý kiến chính thức từ cuộc khảo sát, nhưng thông tin ban đầu, Trung tâm Quản lý Di tích & Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và đại diện BCH Quân sự tỉnh Quảng Trị không đồng thuận cấp phép khai thác bởi lý do bảo vệ môi trường cảnh quan di tích/di sản và nằm trong khu vực phòng thủ quốc phòng.

Nghĩa Trủng Đàn - Một di sản đạo lí của người Quảng Trị

Nguyễn Duy Hùng |

Nghĩa Trủng là tên gọi của một nghĩa trang được xây dựng vào năm 1872 (năm Tự Đức thứ 25). 

Cần có thêm một Khu Kinh tế cửa khẩu La Lay

Đan Tâm |

Sau khi thành lập và có bước khởi động tích cực của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, việc hướng đến xây dựng Khu thương mại chung xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan và đặc biệt là hình thành Khu kinh tế cửa khẩu La Lay đang đặt ra rất cấp thiết nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn của tỉnh.

Phía tây Cam Lộ

Xuân Dũng |

Ngày xưa xứ Cùa xa xôi, diệu vợi và gần như biệt lập, xa hơn cả nơi mà Lê Qúy Đôn từng gọi là thượng du Cam Lộ là những thôn xóm ở trung tâm huyện lỵ Cam Lộ hiện nay, dưới chân đèo Cùa, còn có người gọi là đèo Con Cui.