Nông thôn mới ở Đakrông và chặng đường 10 năm “thay áo”

Hồ Sỹ Phùng |

Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Đakrông  (Quảng Trị) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, nhận thức của người dân nâng lên rõ rệt, nhân dân tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tham gia tích cực chương trình XDNTM của địa phương.

Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình XDNTM, huyện  Đakrông gặp phải không ít khó khăn, nhất là việc đầu tư để xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn NTM.

Huyện có 13/ 14 xã, thị trấn, theo số liệu điều tra đến cuối năm 2010, dân số toàn huyện là 7.803 hộ, với 37.752 người; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn chiếm 55%); thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 4 triệu đồng/ người; điểm xuất phát XDNTM thấp, toàn huyện mới có  2 xã đạt  3 tiêu chí, 11 xã đạt  1 - 2 tiêu chí;  trình độ dân trí không đồng đều, còn nhiều hủ tục, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, chưa phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong XDNTM...

Hỗ trợ bò cho người dân phát triển sản xuất
Hỗ trợ bò cho người dân phát triển sản xuất

Từ những khó khăn đó, huyện đã xác định: nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng. Vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện phải được giải quyết đồng bộ, phải phù hợp với điều kiện của huyện của từng xã, từng  địa phương, từng lĩnh vực để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. XDNTM vừa là yêu cầu vừa là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, XDNTM là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc tổ chức quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM tới cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ huyện; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đến người dân để nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm trong XDNTM. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân được chú trọng với nhiều phương pháp và cách thức truyền thông. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp lồng ghép, triển khai các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, đối tượng. Cung cấp 95 cuốn sổ tay tổng hợp các văn bản hướng dẫn về thực hiện Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới; 45 cuốn sổ tay về hướng dẫn phát triển sản xuất Chương trình MTQGXDNTM giai đoạn 2016-2020, phát  65 chiếc đĩa tuyên truyền…

Đội tuyên truyền nông thôn mới của huyện kết hợp với đội xung kích của các xã tổ chức bằng nhiều hình thức như: Tổ chức 6 cuộc thi tìm hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về các chương trình MTQGXDNTM; tổ chức giao lưu văn nghệ đồng thời lồng ghép các nội dung tuyên truyền NTM tới với nhân dân. Thông qua các đợt tuyên truyền giúp người dân nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng MTM. Từ đó, tạo ra phong trào tự nguyện đóng góp sức người, sức của để thực hiện các tiêu chí về NTM, cụ thể như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; “Ngày vì người nghèo của UBMTTQVN huyện. Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất giỏi”. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình tiết kiệm vốn vay thôn, bản của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.

Đến nay, đã có 100% xã, thị trấn có mô hình với 288 nhóm/4.812 thành viên, tổng tiền tiết kiệm hàng năm được chia trên 5 tỷ đồng. Bằng nhiều phong trào thi đua, nhiều giải pháp thực hiện, trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác trong chị em hội viên hội phụ nữ, trong 10 năm qua đã có 100% hộ nghèo được giúp đỡ, trong đó có 356 hộ thoát nghèo đạt 7,5% trong tổng số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Phong trào “04 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ tổ quốc, đồng hành với thanh niên lập nghiệp” gắn với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện đã huy động trên 1.800 ngày công giúp đỡ các hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn..; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng với tổng chiều dài trên 14 km theo chương trình “Ánh sáng đường quê”. Phong trào 3 hiến “Hiến kế, hiến công, hiến đất” của hội Cựu chiến binh huyện…

Với vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, trong điều kiện đời sống của người dân đang còn khó khăn nhưng đã thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung tay xây dựng NTM và có nhiều đóng góp quan trọng như hiến đất, tài sản, đóng góp tiền mặt… Qua 10 năm tổng nguồn đóng góp của dân trên 15 tỷ đồng (quy đổi từ nhiều nguồn đóng góp). Có 189 hộ hiến đất với diện tích 96.288 m2. Điển hình như: hộ gia đình ông Hồ Ta Dóc ở thôn Vùng Kho xã Đakrông đã tự nguyện hiến 10.000m2 đất; hộ ông Hồ Văn Pháo ở thôn Tà Rụt 3 hiến 3.500m2… và còn nhiều hộ khác nữa.

Ngoài ra các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã tích cực đóng góp trong phong trào xây dựng NTM. Tổng nguồn lực của các doanh nghiệp và các tổ chức khác đóng góp trên 87 tỷ đồng, trong đó điển hình như: Tập đoàn Viettel Quân đội đã hỗ trợ trên 55 tỷ đồng giúp địa phương xây dựng các công trình thiết yếu về giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, nhà ở hộ nghèo, giống cây trồng, vật nuôi... Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ trợ 12 tỷ đồng giúp xã A Vao xây dựng nhà văn hóa, hệ thống nước sinh hoạt… Tổng số vốn huy động thực hiện chương trình XDNTM giai đoạn 2010- 2019 của huyện ước thực hiện là 1.206.820 triệu đồng, bao gồm: vốn nông thôn mới: 99.736 triệu đồng, vốn lồng ghép: 1.107.084 triệu đồng.       

Từ các nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp 176 km đường giao thông nông thôn, trong đó: xây dựng mới 32,3 km, sửa chữa, nâng cấp 143km ở nhiều tuyến đương giao thông nông thôn…Kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương được tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng. Sự nghiệp y tế, giáo dục- đào tạo đạt được những kết quả quan trọng; Hệ thống phát thanh- truyền hình, bưu chính - viễn thông, các kết cấu hạ tầng khác được tăng cường góp phần quan trọng nâng cao năng lực phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện.  Đến nay 14 xã, thị trấn đảm bảo một phần an ninh lương thực và đã có các sản phẩm nông sản bán ra ngoài địa bàn. 100% số xã có trạm bưu điện văn hóa; hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 800 lao động... Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh trên địa bàn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Những kết quả đạt được sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình XDNTM của huyện Đakrông đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người từ 4 triệu đồng vào năm 2010, tăng lên 20,9 triệu đồng vào năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm trên 5%. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tính đến thời điểm cuối năm 2019, huyện có 4 xã đạt 10-14 tiêu chí NTM; 09 xã đạt 05-09, không có xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tình hình an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn định.  Đó là sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đakrông  sau 10 thực hiện chương trình XDNTM.

 

TAGS

Đà Nẵng nâng tầm các mục tiêu thành phố “5 không,” “3 có” và “4 an”

Võ Văn Dũng |

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, sau 20 năm thực hiện chương trình thành phố "5 không," thành phố Đà Nẵng đã cơ bản đạt được những kết quả tích cực.

Tân Xuân 2- Miền quê trăm mến ngàn thương

Nguyễn Việt |

Nếu ai đã có lần ngược xuôi quốc lộ 9 của tỉnh Quảng Trị, khi qua địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) chắc sẽ không hỏi ngỡ ngàng khi thấy hai bên đường muôn hoa khoe sắc hòa quyện với màu xanh của của cây trái vườn nhà. Đây chính là thôn Tân Xuân 2, một trong 16 thôn của xã Cam Thành, huyện Cam Lộ. Từ trong gian khó, Tân Xuân 2 hôm nay đã chuyển mình lớn mạnh để trở thành một miền quê đáng sống.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Nguyên Lý |

Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2020 tại Quảng Trị đề ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Vận hành hệ thống rà tìm bom chùm, vật liệu nổ mới

Q.H |

Sáng nay 28/5/2020, theo thông tin từ Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy/Dự án RENEW (NPA/RENEW), nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khảo sát, rà phá bom chùm, vật liệu nổ tại hiện trường, NPA/RENEW vừa đưa vào vận hành hệ thống rà phá mới được gọi là Scorpion (Bọ cạp).