Quản lý nhãn hiệu sau khi được công nhận

Trần Cát Linh |

Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất và bước đầu phát huy được giá trị thương hiệu. 

Tuy nhiên, để quản lý tốt nhãn hiệu đã được công nhận cần có sự tham gia tích cực từ các tổ chức như hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý tại địa phương và các thành viên sử dụng nhãn hiệu để không ngừng nâng cao kiến thức trong việc áp dụng quy trình canh tác, chọn giống, bảo quản, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang thương hiệu tập thể; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các sản phẩm mang yếu tố địa danh trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy giá trị sản phẩm. Hướng Hóa huyện Hải Lăngcủa các sản phẩm gạo và chuối Trên cơ sở khảo sát thực tế kết hợp với việc phân tích đánh giá xu hướng, tầm ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, yếu tố đặc trưng về chất lượng, công tác quản lý nâng cao giá trị và phát triển của sản phẩm, Sở Khoa học và công nghệ đã thực hiện chương trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể

 
Chuối ở Tân Long, Hướng Hóa đang được đưa đi tiêu thụ. Ảnh: TCL 

Chương trình thiết lập cơ chế kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, xây dựng quy chế quản lý thống nhất nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”. Đây cũng là mô hình mẫu để nhân rộng cho một số sản phẩm truyền thống hoặc sản phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh đã được công nhận nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với các huyện Hải Lăng và Hướng Hóa lấy ý kiến của các cá nhân và tổ chức quản lý ở địa phương, sửa đổi, bổ sung và thống nhất quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”; tổ chức tập huấn quy chế quản lý và sử dụng cho các cá nhân, tập thể sử dụng nhãn hiệu; đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn, các tập thể quản lý nhãn hiệu thực hiện việc thiết kế, lựa chọn và in ấn tem, nhãn, bao bì sản phẩm gạo và chuối mang nhãn hiệu tập thể.

Sở Khoa học và công nghệ đã tiến hành điều tra về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ thiết kế mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể; xây dựng hệ thống văn bản quản lý, hoàn thiện quy chế nhãn hiệu tập thể; xây dựng quy chế sử dụng tem, nhãn, bao bì nhãn hiệu; xây dựng quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa”; quy trình kiểm soát chất lượng; quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản sản phẩm; các điều kiện, phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu tập thể; biên soạn sổ tay sử dụng nhãn hiệu tập thể…

Sản phẩm cuối cùng của chương trình là đã xây dựng được chương trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm “Gạo Hải Lăng” và “Chuối Hướng Hóa” sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận.

Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện chặt chẽ chương trình quản lý nhãn hiệu tập thể của 2 sản phẩm trên sau khi được cấp chứng nhận, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị Lê Dinh cho biết: “Việc quản lý và phát huy tốt nhãn hiệu tập thể trong năm qua đã góp phần phát triển tốt thị trường của 2 sản phẩm chuối Hướng Hóa và gạo Hải Lăng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện gạo Hải Lăng đã có mặt trong nhiều siêu thị của cả nước được người tiêu dùng ưa chuộng. Còn chuối Hướng Hóa không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh sang Thái Lan và Trung Quốc”.

Việc quản lý và phát huy tốt tốt nhãn hiệu sau công nhận không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nông dân tham gia sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể mà còn bảo vệ được danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo; giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng doanh thu, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề và đời sống của người dân được ổn định.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Quảng Trị: Thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới

CÔNG ĐIỀN |

Thêm 8 xã của tỉnh Quảng Trị vừa được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh tham quan các mô hình nông nghiệp tại Quảng Trị

Bá Thuần - Minh Trí |

Ngày 13/2, Đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh do đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi tham quan, khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở tỉnh Quảng Trị.

Kết tinh từ miền nắng gió

Minh Hiển |

Nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, tỉnh Quảng Trị được xác định là một trong những địa phương có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc tìm mô hình nông nghiệp có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên trên vùng đấy này là đòi hỏi bức thiết. Trải qua thời gian, người dân Quảng Trị qua quá trình canh tác đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để mang lại sản phẩm có chất lượng.

Vanpa, hợp tác xã của người Vân Kiều, Pa Cô

Thanh Hải - Thục Quyên |

Được thành lập năm 2017 tại thôn 5, xã Hải Phúc (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) hoạt động trong lĩnh vực trồng cây dược liệu và chưng cất tinh dầu, Hợp tác xã (HTX) Vanpa là mô hình kinh tế HTX đầu tiên của huyện Đakrông. Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài, nhưng những kết quả đạt được của HTX Vanpa đã cho thấy đây là hướng đi phù hợp với điều kiện của vùng miền núi, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.