Triển vọng từ chương trình“mỗi xã mỗi sản phẩm” ở Hướng Hóa

Khánh Hưng - Kim Huệ |

Thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Hướng Hóa đã phấn đấu xây dựng mỗi xã từ 1 đến 2 sản phẩm chủ lực có thương hiệu, đạt hiệu quả kinh tế. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trên địa bàn, giúp nâng tầm giá trị của hàng hóa nông sản tại địa phương.Qua đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện đã có thương hiệu, giá trị sản xuất nông nghiệp được nâng lên, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Năm 2012, gia đình chị Phạm Thị Hương ở khối 3B, thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) bắt đầu làm măng chua để bán ở các chợ. Nhưng với quy mô nhỏ lẽ nên thu nhập bấp bênh. Nhận thấy tiềm năng và lợi thế của các sản phẩm từ măng mang lại cùng với quá trình tự tìm tòi, nghiên cứu, năm 2014 gia đình chị Hương đã quyết định thành lập công ty TNHH Hoàng Tuấn Tùng với 2 sản phẩm chính là măng muối chua và măng dầm tỏi ớt.

Quy trình sản xuất cà phê
Quy trình sản xuất cà phê

Với uy tín và chất lượng, các sản phẩm của công ty đã có mặt tại 36 cửa hàng của hệ thống Big C trên toàn quốc. Năm 2019, công ty đã tham gia chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm”và chất lượng của 2 sản phẩm măng muối chua và măng dầm tỏi ớt đã được đánh giá cao. Đây là động lực lớn và lợi thế giúp nâng tầm cho sản phẩm của công ty trên thị trường. Đến thời điểm này, trung bình mỗi năm, công ty chế biến khoảng 30 tấn măng và đem lại doanh thu 600 triệu đồng. Và để chủ động nguồn nguyên liệu, đầu năm nay, công ty TNHH Hoàng Tuấn Tùng đã triển khai trồng mới 3ha tre để lấy măng. Chị Phạm Thị Hương chia sẽ: “Từ khi tham gia chương trình OCOP này, quá trình kinh doanh chúng tôi thấy tự tin hơn. Bởi vì khi được chứng nhận 3 sao. Mọi người trên toàn quốc khi nhìn vào chứng nhận OCOP, người ta sẽ thấy yên tâm về chất lượng sản phẩm nên sẽ mua. Và người ta sẽ tin tưởng hơn khi tiêu dùng sản phẩm của mình. Chúng tôi bán ra sản lượng tốt hơn so với ban đầu kinh doanh”.

     Cách đây hơn 10 năm, gia đình chị Nông Thị Hanh ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp (Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tự ươm và trồng cà phê trên diện tích 2ha đất đồi của gia đình. Sau hơn 3 năm chăm bón, bình quân, mỗi 1 ha cà phê mang lại thu hoạch cho gia đình chị Hanh trên 10 tấn. Sau khi trừ chi phí phân bón và nhân công chăm sóc... mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình chị trên một trăm triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, chị Hanh bắt đầu đi thu gom cà phê từ các hộ dân trong bản và các khu xã lân cận để bán cho doanh nghiệp cà phê. Dần dần thu nhập của gia đình chị đã tăng lên đáng kể. Năm 2018, gia đình chị Nông Thị Hanh đã đầu tư máy móc sản xuất cà phê sạch cho công ty ở Hà Nội. Đến năm 2019, chị đã quyết định mở thương hiệu Ta Lư coffee ngay tại xã. Và sản phẩm này đã được gia đình chị Hanh tham gia chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm” của tỉnh và đã được cấp giấy chứng nhận. Qua đó, một lần nữa khẳng định được thương hiệu cà phê của gia đình chị Hanh đồng thời mở ra cơ hội để thị trường ngày một vươn xa hơn nữa. Chị Nông Thị Hanh cho biết: “Tôi nhận thấy sau khi sản phẩm của mình có một thương hiệu, giấy chứng nhận rõ ràng thì sẽ mang đến cho khách hàng sự tự tin hơn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Và mong muốn trong tương lai, cà phê Khe Sanh sẽ có mặt ở tất cả mặt hàng trên toàn quốc và tương lai sẽ bay xa hơn nữa đến tận các nước khác mà có nhu cầu về cà phê của Khe Sanh”.

     Sau gần một năm triển khai thực hiện chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm”, căn cứ vào thế mạnh của mỗi địa phương, huyện Hướng Hóa đã có kế hoạch cụ thể để khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất và quảng bá sản phẩm. Đồng thời, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã… trên địa bàn để giới thiệu, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và đăng ký tham gia chương trình. Hiện nay, huyện đã có 04 chủ thể đăng ký tham gia với 05 sản phẩm, trong đó có 04 sản phẩm gồm măng muối chua, măng dầm tỏi ớt, Ta Lư coffee, Khe Sanh coffee đã đạt giấy chứng nhận 03 sao cấp tỉnh. Qua việc tham gia thực hiện chương trình “mỗi xã mỗi sản phẩm”, các chủ thể sẽ xây dựng dữ liệu sản phẩm, được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về thương mại, tạo thế mạnh cho HTX, doanh nghiệp, đáp ứng những yêu cầu khắt khe mà chương trình đưa ra. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi tham gia chương trình đã đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tạo thêm tính da dạng cho danh sách các nông sản đặc trưng của huyện.

     Trong thời gian tới, để chương trình OCOP của huyện tiếp tục có nhiều bước phát triển hơn nữa, ông Hoàng Đình Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa cho biết thêm: “Về chương trình OCOP – mỗi xã mỗi sản phẩm, thời gian tới Phòng đã tham mưu với UBND huyện thành lập ban chỉ đạo chương trình OCOP cấp huyện; Đã triển khai tuyên truyền, phát tờ rơi, vận động các chủ thể có sản phẩm đăng ký để tham gia dự thi cấp tỉnh. Đến thời điểm này, đã có 7 sản phẩm đăng ký dự thi trong năm 2020. Phòng Nông nghiệp sẽ tham mưu cho UBND huyện sẽ tiến hành tập huấn, thuê đơn vị tư vấn để tổ chức đánh giá sản phẩm từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Phấn đấu trong năm 2020, sẽ có 4 đến 5 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh và 1 đến 2 sản phẩm đạt 4 – 5 sao”.

     Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở huyện Hướng Hóa, không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất mà còn giúp các xã trên địa bàn huyện giải quyết những vấn đề quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững. Đây được coi là hướng đi đúng và trúng trong việc lan tỏa thương hiệu địa phương, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường và quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Hướng Hóa)

TAGS

Cánh đồng lớn hiệu quả cao

Võ Thái Hòa |

Tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, HTX gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nền tảng đảm bảo lợi ích và hiệu quả tối ưu giữa doanh nghiệp, HTX, THT và nông dân là mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng lớn. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng cánh đồng lớn bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Thí nghiệm một số giống càphê chè có triển vọng trên địa bàn Hướng Hóa

Lâm Hạnh |

Với mục đích xây dựng, tuyển chọn các giống cà phê chè có triển vọng nhất và chuyển giao cho nông dân áp dụng nhân rộng mô hình khi tái canh cây và phát triển cây cà phê bền vững trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) , Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất đặt hàng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà phê chè có triển vọng trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”; thời gian triển khai từ năm 2018 đến 2021. Đến nay, đề tài đã đạt được kết quả bước đầu trong nghiên cứu một số giống cà phê mới.

Nông thôn mới ở Đakrông và chặng đường 10 năm “thay áo”

Hồ Sỹ Phùng |

Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Đakrông  (Quảng Trị) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, nhận thức của người dân nâng lên rõ rệt, nhân dân tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tham gia tích cực chương trình XDNTM của địa phương.

Cam Chính - miền quê yên bình,...

Phước An |

Từ một vùng quê ở chiến khu xưa với nhiều cách biệt, nay xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã vươn lên bắt nhịp với những đổi thay của quê hương, đất nước, đạt được những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân.