Nữ học sinh Vân Kiều cần được tiếp sức đến trường

Kăn Sương |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đông con nên em Hồ Thị Nhung, người Vân Kiều, học sinh lớp 10A9, Trường THPT Hướng Hóa và các anh chị em trong gia đình sống ở bản Ta Cu, xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thiệt thòi đủ đường. Mới đây, vì bạo bệnh mà mẹ của Nhung qua đời, khiến cho hoàn cảnh gia đình em càng bi đát hơn.

Gia đình Nhung sống dựa vào chủ yếu vài sào nương rẫy trồng sắn, ngô, lúa rẫy. Quần quật làm lụng quanh năm nhưng bố mẹ em vẫn không dư dả nổi, vì thế cái nghèo đeo bám lấy gia đình họ. Vì thế, mơ ước đến trường học chữ rất khó khăn với anh chị em của Nhung. Lần lượt 2 người anh trai và 1 người em kế của Nhung bỏ học giữa chừng để lên nương rẫy phụ bố mẹ kiếm cái ăn. Riêng Nhung vì thương 2 em còn nhỏ cần được ưu tiên đi học hơn (1 em học lớp 5 và 1 em học lớp 8) có đợt Nhung phải nghỉ học ở nhà để lên nương rẫy với bố mẹ và anh chị em. Được sự quan tâm của ban giám hiệu Trường THPT Hướng Hóa và giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà động viên, khích lệ, hỗ trợ về nhiều mặt nên Nhung có động lực đến lớp chuyên cần hơn.

 
 Một buổi học trực tuyến của Nhung trên đồi. Ảnh: K.K.S

Tháng 4/2020, mẹ em ốm nặng và qua đời để lại mình bố em gồng gánh nuôi đàn con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn của gia đình một lần nữa khiến Nhung chùn bước đến trường. Nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của Nhung, nhà trường cử giáo viên đến thăm, động viên giúp đỡ em duy trì tốt việc học. Vì thế mà trong những ngày học trực tuyến phòng, chống COVID-19, dù ở bản không có sóng 3G, 4G, ngày nào Nhung vẫn đi bộ cách nhà mấy quả đồi để dò sóng, theo học cho kịp các bạn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Hướng Hóa cho biết, Hồ Thị Nhung là học sinh người dân tộc thiểu số vượt khó trong học tập. Tuy nhiên, để giúp em không phải bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình, ngoài sự chung tay của học sinh và nhà trường, rất mong các tổ chức, cá nhân tiếp sức để em có điều kiện đến trường tốt hơn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Mọi sự ủng hộ gia đình em Hồ Thị Nhung xin gửi đến Báo Quảng Trị - 311 - Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0233.3857.176; 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 54010000470399 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; 102010000393537 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 3900211011886 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; hoặc gửi trực tiếp về gia đình theo địa chỉ: Hồ Thị Nhung, người Vân Kiều, học sinh lớp 10A9, Trường THPT Hướng Hóa.

TAGS

Triển khai 'Chợ nhân đạo' để hỗ trợ người gặp khó khăn do COVID-19

Minh Huệ |

Mô hình "Chợ nhân đạo" được triển khai từ cuối tháng 4/2020 đến hết Tháng Nhân đạo (tháng 5) năm 2020, trong đó tập trung cao điểm từ ngày 4-8/5/2020 tại 63 tỉnh/thành với tổng giá trị đạt 10 tỷ đồng.

Miễn, giảm mức thu phí, giá dịch vụ thiết yếu do ảnh hưởng COVID-19

Tiến Nhất |

Ngày 28/4, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định số 1088/QĐ-UBND về việc miễn, giảm mức thu phí, giá dịch vụ thiết yếu để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi COVID- 19.

Những ngôi nhà nghĩa tình đồng đội

Nguyễn Trang |

Từng kề vai chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù trên khắp các chiến trường ác liệt, hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, ngày đất nước thống nhất, trở về quê hương, các thế hệ CCB huyện Vĩnh Linh vẫn luôn sát cánh cùng nhau tạo dựng cuộc sống ngày càng ổn định. Đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp hỗ trợ “nhà nghĩa tình đồng đội” cho CCB gặp khó khăn về nhà ở của Hội CCB huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã để lại nhiều dấu ấn, tô đậm thêm tình cảm sâu nặng giữa những “người lính Cụ Hồ”.

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Bá Thuần |

Để góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng về cơ sở, khảo sát thực tế và tập trung chỉ đạo triển khai các hoạt động, giúp cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực tế cho thấy, nhờ có vốn và được tập huấn kỹ thuật, tùy theo đặc điểm của từng vùng miền, nông dân đã biết khai thác lợi thế, tổ chức sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.