Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Bá Thuần |

Để góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng về cơ sở, khảo sát thực tế và tập trung chỉ đạo triển khai các hoạt động, giúp cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực tế cho thấy, nhờ có vốn và được tập huấn kỹ thuật, tùy theo đặc điểm của từng vùng miền, nông dân đã biết khai thác lợi thế, tổ chức sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trần Hữu Cả ở xã Vĩnh Sơn nuôi ong lấy mật
Ông Trần Hữu Cả ở xã Vĩnh Sơn nuôi ong lấy mật

Ông Lê Anh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) nói với chúng tôi rằng: Để nâng cao giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích, Hội đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ cho người dân đưa vào sản xuất nhiều loại cây trồng mới, phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu của địa phương. Từ cuối năm 2019, sau khi đi học hỏi ở nhiều nơi và tìm hiểu qua sách báo, một nhóm hộ đã góp vốn hơn 100 triệu đồng, cải tạo 1500 mét vuông đất lâu nay trồng khoai sắn hiệu quả thấp sang trồng hoa hướng dương lấy hạt. Nhờ sử dụng phân hữu cơ cộng với áp dụng hệ thống phun sương và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sau 3 tháng, hơn 2100 cây hướng dương cho hơn 250 kg hạt. Với giá bán 1kg giá 150 ngàn đồng, sau khi trừ chi phí, lãi 30 triệu đồng, gấp 5 đến 6 lần so với trước đây. Ngoài ra, trên địa bàn còn có mô hình trồng cây dưa lấy hạt cũng mang lại thu nhập cao. Từ 2 mô hình này, Hội khuyến cáo và sẽ tạo điều kiện cho người dân nhân rộng trong thời gian tới.

Còn ở Gio Linh (Quảng Trị), gần đây có nhiều hộ mạnh dạn thử nghiệm nuôi tôm hùm, trong đó mô hình của ông Hoàng Văn Minh ở xã Trung Hải cho tín hiệu khả quan. Lâu nay ông Minh đã nuôi tôm mang lại hiệu quả khá cao, tuy nhiên, không bằng lòng với thực tế, nhận thấy ở quê hương ở cuối nguồn sông Bến Hải có diện tích mặt nước rộng là nguồn nước mặn khá lớn chưa ai khai thác, ông đã đi vào các tỉnh phía Nam học hỏi kinh nghiệm và đầu năm 2019 chuyển hướng sang nuôi tôm hùm. Ông đã kết bè trên sông, đầu tư 4 lồng, 1 lồng thả nuôi 1500 con giống, ngoài ra còn thả thêm 5 ngàn con cá nâu thương phẩm. Với nguồn giống có chất lượng cộng với tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi, chăm sóc, hiện tại tôm và cá đều sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến khoảng 5 đến 6 tháng nữa thu hoạch, ước tính sẽ thu khoảng hơn 1 tấn tôm hùm và 5 tấn cá nâu.

Ông Hồ Văn Lý ở xã Tà Long ( Hướng Hóa) nuôi trâu đàn
Ông Hồ Văn Lý ở xã Tà Long ( Đakrông, Quảng Trị) nuôi trâu đàn

huyện Đakrông (Quảng Trị), các cấp Hội đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giúp cho người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán canh tác, đổi mới hình thức sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu 1 cách chính đáng. Bà Hồ Thị Lượng, Chủ tịch Hội Nông dân Đakrông cho biết: Cùng với tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc, cách làm thiết thực nhất là tranh thủ vốn từ các chương trình, dự án, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham khảo, học tập nhân rộng. Nhờ vậy, trong thời gian qua, ngoài mở rộng diện tích trồng rừng và trồng sắn nguyên liệu, nhiều nơi đã thành lập nhóm hộ, chăn nuôi lợn, bò, dê, nuôi cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn với quy mô lớn. Bên cạnh đó, du nhập, phát triển 1 số loại cây trồng, vật nuôi mới như trồng cây hương nhu, dong riềng, sâm bố chính, nuôi hươu sao, nhím, gà bản, lợn rừng. Nhờ vậy, đến cuối năm 2019, toàn huyện có  3044 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp Trung ương có 9 hộ, góp phần cùng với toàn huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 33,75% .

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Lương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho hay: Bám sát định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, với chức năng, nhiệm vụ của minh, trong những năm qua, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức, làm cho hội viên thấy rõ sự cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới. Mặt khác, giải ngân nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân hơn 21,3 tỷ và đứng ra tín chấp và nhận ủy thác với các ngân hàng cho hơn 32.200 lượt hộ vay, tổng dư nợ hiện tại hơn 1.661 tỷ đồng. Chính nhờ vậy, trong thời gian qua, ngoài thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng, con nuôi chủ lực, người dân đã mạnh dạn xây dựng các mô hình làm ăn mới như  trồng sắn dây, thanh long ruột đỏ, cây dược liệu, cây ăn quả, sản xuất lúa hữu cơ, trồng dưa lưới và rau củ quả sạch, nuôi cá chình lồng, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi cua xen ghép cá, nuôi tôm hùm. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. Cuối năm 2019, toàn tỉnh có 26.391 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Năm 2020, thực hiện chủ đề của tỉnh “Hành động quyết liệt, về đích toàn diện, tạo đà bứt phá” nhiệm vụ trọng tâm của Hội đó là lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động hướng về nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới. Cùng với đổi mới mạnh mẽ hình thức tuyên truyền,  đẩy mạnh hoạt động tư vấn và hỗ trợ, nhân rộng các mô hình đã khẳng định trong thực tế mang lại hiệu quả cao, từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm. Đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể, thực hiện liên doanh, liên kết, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất, chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. Trước mắt, trước những tác động của dịch COVID-19, các cấp Hội sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ, giúp cho nông dân vượt qua khó khăn, tổ chức sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Hơn 9,4 tỷ đồng ủng hộ cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19

Mai Trang - Minh Trí |

Hưởng ứng cuộc phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 do Trung ương UBMTTQVN tổ chức, những ngày vừa qua, UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19.

Kêu gọi ủng hộ dựng lại căn nhà bị cháy giữa mùa dịch COVID- 19

Xuân An |

Tháng 4/2020, gia đình anh Hồ Văn Phiên ở thôn Kỳ Nơi, xã Lìa (Hướng Hoá, Quảng Trị) bị cháy nhà do đi làm sớm, quên dập bếp lửa.

Ngày mai, 27/4 ATM gạo tại Quảng Trị chính thức vận hành cấp gạo miễn phí

Long Nhương |

Ngày 26/4/2020, theo thông tin từ UBND thành phố Đông Hà (Quảng Trị) sáng mai, ngày 27/4 “ATM gạo” tại Quảng Trị sẽ chính thức vận hành để phục vụ miễn phí người nghèo trên địa bàn.

Hơn 500 triệu đồng doanh nghiệp cho dân vay không lãi suất

T.L |

Tổng Giám đốc Công ty CP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu cho biết, tùy hoàn cảnh từng gia đình mà công ty cho vay không lấy tiền lãi với mức từ 5 - 10 triệu đồng/nhà. Công ty đã giải ngân cho khoảng 100 hộ vay với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.