Rau củ tại Vientiane khan hàng, tăng giá mạnh

Tổng hợp |

Giá rau củ và trái cây tại thị trường thủ đô Vientiane đang tăng cao do nguồn cung khan hiếm tại các chợ, tạo ra một số lo lắng cho người tiêu dùng.

Theo quy luật, vào mùa mưa hàng năm, giá nông sản tại các thị trường địa phương của Lào tăng cáo do hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là lũ lụt.

Ngoài ra, lượng mưa quá lớn cũng cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại rau củ.

 

Hiện tại, giá rau thơm bạc hà, hành tây và rau mùi đã tăng từ 8.000-10.000 Kip/kg lên 35.000-40.000 Kip/kg, bắp cải và cải thảo tăng từ 4.000-5.000 kip/kg lên 7.000-10.000 kip/kg, một thương nhân ở Vientiane hôm 19/8 cho biết.

Giá rau ngò tây và ớt tươi tăng từ 10.000-15.000 kip/kg lên 20.000-25.000 kip/kg, cà chua từ 7.000-8.000 kip lên 15.000-20.000 kip, cà tím từ 4.000-5.000 kip lên 8.000 kip, dưa từ 3.000-4.000 kip đến 7.000-8.000 kíp, xà lách từ 8.000-10.000 kíp lên 14.000-15.000 kíp, còn gừng hiện ở mức 20.000-40.000 kíp/kg.

Giá một số mặt hàng tiêu dùng quan trọng các ở Vientiane cũng ghi nhận mức tăng do khan hàng, tuy nhiên nhiều tiểu thương cho biết có dấu hiệu trung gian, thương lái đang lợi dụng tình hình để trục lợi.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây ra lo ngại, chính quyền thành phố Vientiane gần đây cũng đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp địa phương xuống 3.2%, giảm 1.3% so với kế hoạch ban đầu.

Theo Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào, sản lượng rau của Lào đang tăng theo từng năm nhưng vẫn còn tồn tại một số thách thức bao gồm sản lượng thấp trong mùa mưa, dẫn đến việc khó đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện, tỷ lệ hao hụt khi thu hoạch cao, chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn ATTP là các khó khăn của lĩnh vực này, khi người nông dân có kỹ năng kinh doanh hạn chế, ít nghiên cứu đổi mới.

Tuy nhiên, ở thủ đô Vientiane, mặc dù phải thu hẹp diện tích canh tác trong mùa mưa nhưng cơ bản ngành nông nghiệp địa phương vẫn đáp ứng được hầu hết các loại rau củ theo nhu cầu thị trường, trong khi một số mặt hàng phải nhập khẩu từ tỉnh khác.

Bên cạnh đó, một số loại trái cây bao gồm táo, cam, nho, thanh long, xoài và me ngọt phải được nhập khẩu từ các nước láng giềng, vì sản lượng của Vientiane không thể cung cấp cho thị trường.

Mặc dù chính phủ có các hành động kiểm soát giá các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường nhưng rau củ vẫn nàm ngoài danh sách này do phụ thuộc vào mùa vụ và nhu cầu thị trường.

Hầu hết người làm nông nghiệp ở Lào vẫn hoạt động theo quy mô gia đình, thường đối mặt với việc thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu đầu vào sản xuất. Trong khi ở các nước láng giềng, hoạt động nông nghiệp ở quy mô lớn, cho ra sản phẩm có giá rẻ hơn.

(Nguồn: Tạp chí Việt Lào)

TAGS

Xuống giống gần 120 hécta môn các loại

Nguyên Đồng |

Sau thời gian tích cực làm đất, từ đầu 8/2020, các hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã bắt đầu xuống giống và đến nay đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sản xuất gần 120 hécta môn các loại. 

WHO: Không có bằng chứng về việc COVID-19 lây lan qua thực phẩm

Trúc Bình (Tổng hợp) |

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm, vì vậy mọi người không nên hoang mang lo sợ các sản phẩm thực phẩm có thể là nguồn lây nhiễm đại dịch COVID-19.

Cuba khẳng định có thể sản xuất 4 loại vắcxin ngừa COVID-19

Lê Hà - Lê Hiền |

Viện Carlos Finlay khẳng định sẽ lựa chọn các chuyên gia có năng lực nhất phụ trách mỗi công đoạn nghiên cứu để đạt tiến độ nhanh nhất có thể trong việc bào chế vắcxin COVID-19.

Thái Lan chuẩn bị mở cửa trở lại toàn bộ các trường học

Ngọc Quang |

Giới chức Thái Lan đã cho phép các trường học trên toàn quốc mở cửa hoạt động bình thường từ ngày 13/8, trong bối cảnh Thái Lan đã trải qua gần 3 tháng không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.