Ngày mới ở thôn Khe Luồi

Lâm Phương - Văn Tiến |

Những ngày này, đến thôn Khe Luồi xã Mò Ó huyện Đakrông (Quảng Trị), ai cũng có thể cảm nhận những bước chuyển mình, sự thay da đổi thịt trên mảnh đất vùng cao bao năm khốn khó. Đi trên những cây cầu mới, con đường bê tông thẳng tắp xen giữa những ngôi nhà sàn ấm cúng, tất cả như minh chứng cho một sức sống mới, vươn lên mạnh mẽ của vùng quê đang hoà cùng nhịp với sự đổi mới của quê hương, đất nước.

Những nếp nhà sàn ở thôn Khe Luồi
Những nếp nhà sàn ở thôn Khe Luồi

Thôn Khe Luồi xã Mò Ó huyện Đakrông có hơn 57 hộ dân kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Lúa nước, lạc, sắn là cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của bà con. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của bà con vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm hơn 50%. Một trong những khó khăn lớn nhất của bà con ở đây là đường sá đi lại không thuận tiện, cách sông trở đò. Nông sản làm ra vừa mất phí vận chuyển vừa bị tư thương ép giá. Ai đã từng tới thôn Khe Luồi những năm trước mới thấy hết những khó khăn của bà con, đây là thôn nghèo khó nhất của xã Mò Ó, bởi thôn có 100% là dân tộc thiểu số, hộ nghèo cao với thu nhập bình quân đầu rất thấp. Kết cấu hạ tầng của thôn còn thiếu, người dân muốn ra trung tâm xã phải đi đi trên chiếc thuyền tự chế. Năm 2020, bà con thôn Khe Luồi hết sức phấn khởi vì được nhà nước đầu tư một cây cầu vững chãi bắc qua con sông Đakrông nối từ trung tâm 41 sang đến bản Khe Luồi. Ông Hồ Văn Cu một người dân thôn Khe Luồi phấn khởi nói: “Những ngày này, chúng tôi hết sức vui mừng, được nhà nước đầu tư xây dựng chiếc cầu, con cái đi học thuận tiện vfa an toàn, nông sản làm ra cũng được giá. Ngày cầu mới xây dựng xong, bà on chúng tôi cứ đi lui đi lại trên chiếc cầu, mừng quá”.

Những ngày này, bà con thôn Khe Luồi nói chung và bà con một số thôn lân cận nói riêng đang bước vào mùa gặt, trên nhưng cánh đồng lúa vàng trĩu hạt như rộn ràng vui vẻ hơn. Vậy là từ nay, cái cảnh chèo đò chở lúa, hoặc gùi cõng nông sản qua sông hàng chục năm nay đã chấm dứt không còn nữa. Từ khi một chiếc cầu vững chãi được bắc ngang con sông Đakrông, vụ mùa lúa năm nay nhiều hộ dân xã Mò Ó canh tác bên kia sông không phải gồng lưng cõng lúa về nhà. Ông Hồ Văn Lành, thôn Đông Đờng, Mò Ó cho biết: Nhà tôi ở phía bên kia sông nhưng đất sản xuất thì ở bên này( Khe Luồi), những năm trước đến màu gặt hay thi hoạch lạc đều phải thuê đò chở sang sông, rất mất công sức và tiền của. Nay có cầu, tôi bỏ lúa trên xe chở về nhà, không gì sung sướng bằng”.

Có cầu, có đường, có điện, bà con Khe Luồi phấn khởi thi đua làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình Chị Hồ Thị Ngâm, thôn Khe Luồi xã Mò Ó huyện Đakrông. Tận dụng điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp, chị Ngâm đã xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng, trồng lúa nước. Hiện nay, gia đình chị có 6 sào ruộng nước, 7 con trâu, ha rừng tràm, ao cá và hơn trăm con gà, ngan, vịt. Với chị, cần cù, chịu khó để vươn lên xóa đói giảm nghèo chớ không phải trồng chờ ỉ lại. Đặc biệt, từ ngày Khe Luồi được đầu tư cầu bắc qua sông, chị lại càng có động lực để làm giàu. Chị Ngâm tâm sự: “ Điều kiện đất đai ở đây rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, vì vậy gia đình tôi đã rất chăm chỉ làm ăn, giờ đây cuộc sống đỡ vất vả hơn, có của ăn của để và nuôi con cái học hành”.

Anh Hồ Văn Cu Ta, trưởng thôn Khe Luồi xã Mò Ó cho biết: “ Hiện tại, thôn Khe Luồi có 39 hộ nghèo, chiếm hơn 50%. Năm 2019, thôn Khe Luồi có 13 hộ thoát nghèo. Năm nay, nghị quyết của chi bộ cũng đã đặt ra giảm 5-6 hộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên tuyền vận động người dân thi đua làm ăn, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới”.

Thiên nhiên đã rất hào phóng khi ban tặng cho Khe Luồi xã Mò Ó một ngọn thác kỳ vĩ không thua kém thác Tatưng, đã tồn tại nhiều năm giữa cánh rừng Trường Sơn đại ngàn, đó chính là Thác Luồi, một điểm du lịch sinh thái tiềm ẩn, vẻ đẹp nguyên sơ không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên, lâu nay việc đi lại còn rất nhiều khó khăn nên Thác Luồi vẫn chưa mang lại giá trị kinh tế cho người dân và đị phương. Việc đầu tư xây dựng cầu mở ra một cơ hội để Thác Luồi trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, mang lại nhiều kỳ vọng cho Khe Luồi trên hành trình giảm nghèo. Anh Nguyễn Minh Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Mò Ó cho biết: “Công tác XĐGN ở Mò Ó luôn được địa phương đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn cao, đặc biệt là thôn Khe Luồi với trên 50%, là thôn đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, một chiếc cầu đã nối bờ sông Đakrông, chấm dứt tình trạng ngăn sông trở đò hàng chục năm nay của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong đi lại và vận chuyển nông sản, hàng hóa. Hứa hẹn thời gian tới Khe Luồi sẽ phát triển mạnh hơn, đặc biệt địa phương sẽ tập trung phát triển du lịch Thác Luồi, phát huy tiềm năng lợi thế thu hút khách du lịch góp phần phát triển KT-XH của địa phương”.

Khe Luồi nói riêng và Mò Ó, Đakrông nói chung đang đứng trước những cơ hội mới. Hi vọng rằng, cùng với sự nổ lực vươt khó của người dân, sự đồng hành của Đảng nhà nước dành cho vùng khó, Khe Luồi nói riêng và Mò Ó nói chung sẽ tiến anh trên hành trình giảm nghèo và xây dựng cuộc sống mới. Núi rừng, đất đai, bản làng và con người Mò Ó đã có những bước chuyển mình cũng đáng khích lệ trên hành trình XĐGN và xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Quảng Trị. Những đổi mới hôm nay là kết quả phấn đầu cả chục năm trời của bà con đồng bào miền núi. Kết quả này là công sức, tâm huyết của nhiều người qua rất nhiều gian nan, vất vả. Họ sẽ còn phải tiếp tục cố gắng trong thời gian tiếp theo để gặt hái những thành công trên con đường xây dựng một địa bàn nông thôn no ấm, văn minh. Đó cũng là ước nguyện của bao người, của rất nhiều thế hệ. Sẽ còn nhiều việc phải làm, nhiều chướng ngại vật phải vượt qua, nhiều câu hỏi đã và đang cần lời giải đáp thì vùng quê này mới có thể về đích trọn vẹn, cơ bản xứng đáng với tên gọi xã nông thôn mới ở miền Tây Quảng Trị.

 

TAGS

Uống trà nghe đạo pháp ở chùa Sắc Tứ

HCD |

Thiền trà pháp thoại – uống trà nghe đạo pháp là một sinh hoạt mới ở tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị).

Du lịch Việt Nam 'khởi động' sau thời gian 'ngủ đông' vì dịch COVID-19

Thanh Giang |

Khá "cuồng chân" sau thời gian giãn cách xã hội để chung tay phòng, chống dịch COVID-19 nên nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn đã chọn lựa đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.

Phía thượng nguồn sông Hiếu

Xuân Dũng |

Về làng Đâu Bình vào những ngày cuối tháng 4 đáng nhớ khi tiết trời đã bắt đầu mùa nắng hạ. Chiếc cổng làng dù ghi địa danh hành chính vẫn không quên nhắc nhở cội nguồn. Đây là địa bàn cực Tây của xã Cam Tuyền ( Cam Lộ, Quảng Trị) vừa không xa sông lại vừa gần với núi.

Trung tâm Dịch vụ và du lịch đảo Cồn Cỏ chính thức đi vào hoạt động

Thế An – Hồng Quân |

Theo tin từ huyện đảo Cồn Cỏ, Trung tâm Dịch vụ và Du lịch đảo Cồn Cỏ được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh ngày 31/3/2020 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/4.