BÀI DỰ THI "KÝ ỨC KHE SANH" (KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG KHE SANH, 9/7/1968 - 9/7/2023)

Bồi đắp tình yêu đất nước qua "Tiết học biên giới"

Lê Thị Thu Thanh |

Quảng Trị có chung đường biên giới với hai tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào dài 179,345 km (gồm biên giới trên sông, suối và trên bộ), gồm 17 xã, thị trấn thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, với 62 vị trí/ 68 cột mốc quốc giới, 23 vị trí/ 35 cọc dấu. 

Những năm qua, tình hình khu vực biên giới hai bên cơ bản ổn định; tình đoàn kết, hữu nghị tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Trong những năm qua, đồn biên phòng ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn tham gia thực hiện Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” gắn với việc thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mang lại hiệu quả thiết thực trong đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xóm, bản khu vực biên giới.

Tiết học biên giới

 

Ở địa bàn biên giới huyện Đakrông, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Pa Nang phối hợp với Đồn Biên phòng Pa Nang tổ chức chương trình “Tiết học Biên giới”. Theo đó, tiết học “Tiết học biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” được tổ chức cho các em học sinh tại Mốc quốc giới 618 trên tuyến Biên giới Việt Nam – Lào. Tại đây, thầy và trò nhà trường cùng lực lượng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Nang thực hiện nghi thức chào cờ tại cột mốc 618.

Đứng lớp trực tiếp giảng dạy là “thầy giáo mang quân hàm xanh” Đại úy Nguyễn Văn Tám, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Pa Nang. Trước giáo án được chuẩn bị chu đáo của “thầy giáo” Tám, các học sinh chăm chú cuốn hút vào từng phần giới thiệu lịch sử hình thành mốc quốc giới 618 cùng những kiến thức về biên giới, lãnh thổ, vai trò hệ thống đường biên, mốc quốc giới cũng như trách nhiệm của lực lượng biên phòng, các ngành và toàn dân trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của các em đã được cán bộ chiến sỹ đứng lớp tận tình giải đáp. Sau đó, thầy cô và học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Pa Nang tham gia chuyên đề vệ sinh cột mốc cùng với cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Nang. Từ ý nghĩa thiêng liêng của cột mốc 618, các em đưa tầm mắt quan sát bốn bề là núi cao, rừng sâu chợt liên tưởng đến hành trình gian nan quá trình xây dựng cột mốc, trong đó có sự giúp sức của đồng bào dân bản.

Xúc động khi đứng trước cột mốc biên giới, các em tiếp tục theo chân các chú bộ đội biên phòng tham quan và trải nghiệm tổ tuần tra bảo vệ biên giới của cán bộ chiến sỹ; nghe giới thiệu chuyên đề về biên giới quốc gia và công tác quản lý, bảo vệ biên giới với sự tự hào lan tỏa.

 

Không chỉ ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Pa Nang, mà trước đó các đồn biên phòng của huyện Hướng Hóa và Đakrông cũng được tổ chức “Tiết học Biên giới” hằng năm. Đây là hoạt động được thầy cô, học sinh đón đợi, hưởng ứng nhiều năm qua.

Điển hình, đóng quân trên địa bàn xã Thuận, huyện Hướng Hóa, bên cạnh việc đảm bảo nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 13,288km đường biên giới với 2 cọc dấu; quản lý địa bàn 2 xã Thuận và Tân Long, Đồn Biên phòng Thuận còn triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Tiết học biên giới” từ hơn 5 năm nay. Qua các tiết học các em hiểu hơn về dường phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Lào, biết được các cột mốc đơn, cột mốc đôi… từ dó các em ý thức hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Khơi dậy, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

Các nội dung giảng dạy “Tiết học biên giới” được các “thầy giáo mang quân hàm xanh” chuẩn bị chu đáo phù hợp với từng độ tuổi của học sinh. Việc truyền đạt được thực hiện một cách dễ hiểu, sinh động bằng những hình ảnh, hay các chuyến tham quan thực tế về đường biên, cột mốc, cọc dấu…

 

“Tiết học biên giới” được thực hiện trực tiếp tại mốc quốc giới đã giúp cho các em học sinh vùng cao Quảng Trị trang bị thêm những kiến thức bổ ích về biên giới, hiểu biết sâu sắc hơn về chủ quyền quốc gia, quốc giới, ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống đường biên, mốc quốc giới. Hoạt động này cũng giúp các em học sinh hiểu rõ hơn công tác quản lý bảo vệ biên giới; trách nhiệm của mỗi công dân nói chung và các em học sinh nói riêng trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; góp phần bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

Em Hồ Thị Phượng, học sinh lớp 7C, Trường TH&THCS Ba Tầng (Hướng Hoá) bày tỏ: “Dù sinh sống và học tập tại ngôi trường ở vùng biên giới nhưng đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm tiết học ngay ở cột mốc quốc giới. Tại đây, qua giới thiệu, giải đáp của các chú bộ đội biên phòng về cột mốc quốc giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đường biên giới; chúng em cảm thấy dâng lên niềm tự hào và thêm yêu Tổ quốc, quê hương mình”.

 

Chung niềm phấn chấn khi được tham gia “Tiết học biên giới”, em Hồ Văn Tùng, học sinh lớp 7C, Trường TH&THCS Ba Tầng cho biết, qua những bài học trực quan này giúp em và các bạn khác nhận thấy được trách nhiệm bản thân và sẽ cùng với bố mẹ, người dân trong thôn, xã chung tay bảo vệ cột mốc 616 thật tốt.

Trung tá Trần Bình Quy, Đồn trưởng ĐBP Ba Tầng cho biết: Thông qua các hoạt động “Giáo dục chủ quyền lãnh thổ - Trải nghiệm cột mốc biên cương” trực tiếp tại mốc quốc giới đã giúp cho các em học sinh trang bị thêm những kiến thức bổ ích về biên giới, hiểu biết sâu sắc hơn về chủ quyền quốc gia; qua đó bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước sẽ được hun đúc và bồi đắp để mai sau các em trở thành những công dân tốt, cùng với lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc. Từ những kiến thức học được qua “Tiết học biên giới”, mỗi học sinh sẽ là một “tuyên truyền viên” tích cực nhằm truyền đạt những kiến thức về biên giới đến gia đình và người thân của mình”.

“Bằng sự sáng tạo và tinh thần xung kích của tuổi trẻ, các đơn vị triển khai mô hình “Tiết học biên giới” luôn có những hình thức sáng tạo làm phong phú thêm bài giảng, nâng cao hiệu quả, qua đó góp phần lan tỏa sâu rộng tình yêu biên giới”, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị đánh giá.

Mô hình “Tiết học biên giới” là một trong những hoạt động cụ thể hóa Chương trình “Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng ngừa các tệ nạn xã hội và tội phạm trong học sinh ở địa bàn khu vực biên giới” giữa Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị với Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Trị. Sau hơn 5 năm triển khai, đến nay mô hình đã được 16 đơn vị trực thuộc BĐBP tỉnh phối kết hợp cùng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng quân thực hiện. Qua đó, đã tổ chức hàng trăm giờ học với hàng nghìn lượt học sinh tham gia.

Đứng trước cột mốc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nói chung, mốc biên giới Việt - Lào nói riêng trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt đều dâng lên một niềm cảm xúc khó tả, tự hào về chủ quyền quốc gia, biên giới Tổ quốc được dựng xây và vun đắp bởi các thế hệ đi trước.

Hướng tới Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968-09/7/2023), Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh".

* Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày phát động cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh" (ngày 05/5/2023) đến hết ngày 05/7/2023. Chi tiết:http://xanhx.vn/tin-tuc-noi-bat/to-chuc-cuoc-thi-viet-ky-uc-khe-sanh-23723.html

TAGS

Sê Pôn - dòng sông biên giới thắm tình hữu nghị Việt- Lào

Hoàng Hữu Hóa |

Khi đặt chân đến bên bờ sông Sê Pôn, tôi lại vấn vương câu hát “Ơi em gái Sê Pôn, em có nghe anh hát, hát về em về tình bạn Việt - Lào, em có tắm dòng suối La La từ nơi anh Hướng Hóa chảy qua mang tình anh thiết tha thiết tha"...

Dòng điện hiện đại trên mảnh đất của Chiến thắng Khe Sanh lịch sử

Thục Khanh |

55 năm sau Chiến thắng Khe Sanh lịch sử, trên một vùng bị đạn bom cày xới, thị trấn Khe Sanh nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung đã tươi xanh trở lạị.

Hướng Hóa và những trang viết của tôi

Đào Tâm Thanh |

Dẫu vậy, với sự thôi thúc của một người viết, tôi đã bao lần giở cuốn sổ công tác của mình ra, đọc tư liệu nhưng rồi gấp lại bởi sự đau thương quá lớn, không thể diễn tả.

Đường đến đô thị vàng

Nguyễn Thị Bội Nhiên |

Lịch sử nhân loại thuộc về những con người biết ước mơ và dám biến ước mơ thành hiện thực, ý niệm đó vang lên khi tôi đứng trước biểu tượng hào hùng của bộ đội tăng thiết giáp trên đỉnh làng Vây.

Một chấm xanh

Nguyễn Thị Bội Nhiên |

Rất có thể, nét dễ thương này của Hướng Hóa khiến những ai dừng chân ở đây một lần sẽ thấy bâng khuâng.

Ký ức Cao điểm 689

Bích Liên |

Tháng 6/1968, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246 trực thuộc Quân khu miền Bắc, nay là Tiểu đoàn K3 Tam Đảo nhận lệnh vào chốt tại cao điểm 689 chuẩn bị cho cuộc tiến công giải phóng Khe Sanh. Ngày 8/7/1968, khi lá cờ giải phóng tung bay trên nóc sở chỉ huy của địch tại Điểm cao 689 cũng là thời điểm Tiểu đoàn K3 – Tam Đảo mất đi nhiều đồng chí, đồng đội. Điểm cao 689, 55 năm trước là hy sinh, là máu và nước mắt, 55 năm sau là nước mắt xen lẫn niềm vui, hạnh phúc khi thế hệ đi sau đã biết trân trọng và từng ngày đền đáp những mất mát, đau thương của lịch sử.

Thầy đã "nhặt" thêm một đứa trẻ

Lê Minh |

Gần đây, trên trang cá nhân Facebook của mình, thầy Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học & Trung học Cơ sở A Xing, xã Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xuất hiện hình ảnh của em bé dân tộc Pa Kô không quần áo. Em bé bưng một chiếc xoong, với bữa cơm không có thức ăn. Những dòng ngắn ngủi, về một hoàn cảnh mồ côi của trẻ. Chúng tôi biết rằng, thầy Trọng đã “nhặt” thêm một đứa trẻ…

Tổ chức cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh”

PV |

Cách đây 55 năm, Chiến dịch Đường 9- Khe Sanh kết thúc thắng lợi vang dội, huyện Hướng Hóa là huyện đầu tiên của Quảng Trị và của miền Nam hoàn toàn được giải phóng.