Bài hưởng ứng Cuộc thi Viết "Ký ức Khe Sanh"

Khe Sanh- lịch sử và những con số thực tại

Nguyễn Ngọc Tuấn |

Đầu năm 1968, Khe Sanh - Hướng Hóa bỗng nhiên được cả thế giới chú ý, theo dõi khi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. 

Có một Khe Sanh "chấn động địa cầu"

Không chỉ đội ngũ cố vấn quân sự của Mỹ ở Sài Gòn mà ngay cả những chuyên gia quân sự hàng đầu của nước Mỹ cũng bị “mất phương hướng” khi cho rằng sẽ có một “Điện Biên Phủ khác” ở Khe Sanh. Tổng thống Mỹ B.Johnson chỉ đạo thiết lập “Phòng tình hình đặc biệt”, làm sa bàn Khe Sanh ở Washington, yêu cầu tướng Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam phải ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh bằng mọi giá vì đó là danh dự của nước Mỹ.

Thung lũng Khe Sanh nằm ở vùng rừng núi heo hút phía tây Quảng Trị, được xác định là một trong những địa bàn chiến lược ở khu vực giáp ranh giới tuyến. Năm 1966, tại khu vực nam vĩ tuyến 17 đến đường 9 - Khe Sanh, Mỹ đã cho xây dựng tuyến phòng thủ vô hình, lấy tên là hàng rào điện tử McNamara. Ở vị trí “mỏ neo” khu vực ngã ba biên giới, Khe Sanh được định vị là một trong ba mắt thần của hàng rào điện tử McNamara, nơi Mỹ tập trung xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm Làng Vây và sân bay Tà Cơn, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ với nhiều hệ thống công sự dày đặc có sự yểm trợ bằng máy bay B52, cùng với đội quân tinh nhuệ nhằm cắt đứt tuyến chi viện trên đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn quân ta từ Bắc vào, từ Lào sang và làm tấm bình phong che chắn cho khu vực phòng thủ của chúng ở phía Đông đường 9.

 

Vào thời điểm đầu năm 1968, có nhiều nguyên nhân khiến người Mỹ tin rằng quân giải phóng sẽ thực hiện trận quyết chiến chiến lược ở Khe Sanh. Đầu tiên, từ sự tương đồng về yếu tố địa hình và vai trò chiến lược giữa lòng chảo Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Tiếp đến, Mỹ tin rằng với sự “từ bỏ” địa bàn truyền thống nông thôn của ta thì rừng núi sẽ là bàn đạp để ta đánh vào đồng bằng và đô thị. Từ cấp chỉ huy cho đến viên Đại sứ Mỹ, tất cả đều phán đoán quân giải phóng không đủ sức tấn công vào các thành phố, đô thị mà đó chỉ là “đòn nghi binh”; chiến trường chính nhất định sẽ diễn ra ở Khe Sanh. Trung ương Cục miền Nam còn cố ý để rơi những tài liệu khiến Mỹ càng tin rằng Khe Sanh chính nơi diễn ra một cuộc quyết chiến chiến lược.

Về phía ta, sau những thắng lợi giành được trong mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12/1967 nhận định: Chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược và chiến thuật, lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường. “Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn”. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị chủ trương mở: “đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch…”

 
 Di tích lịch sử Căn cứ Làng Vây. Ảnh: Nguyễn Hữu Hưng

Thực hiện chủ trương chiến lược trên, thể theo đề nghị của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968.  Toàn bộ lực lượng trên được chỉ huy thống nhất của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, do Thiếu tướng Trần Quý Hai - Phó Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.

Với quyết tâm “Biến Khe Sanh thành địa ngục trần gian của quân Mỹ”, ngày 20/01/1968, ta mở chiến dịch đường 9 - Khe Sanh. Sau 170 ngày đêm liên tục tiến công, vây hãm, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 480 máy bay, 120 xe quân sự, 65 đại bác và súng cối cỡ lớn, 55 kho xăng và đạn, thu hàng ngàn súng các loại, kết thúc thắng lợi Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh lịch sử, huyện Hướng Hóa được giải phóng hoàn toàn với hơn 10.000 dân.

Về phía Mỹ, thất bại ở đường 9 - Khe Sanh khiến điều “cam kết” của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân với Tổng thống Hoa Kỳ trở thành “trò cười”. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ đã phải thốt lên: “Tuy chúng ta đã ném cả danh dự của nước Mỹ để giữ lấy Khe Sanh và buộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng cũng phải rút chạy”. Hãng tin Reuters ngày 02/7/1968 cho rằng: “Khe Sanh đã được ghi vào lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như một nơi phải trả giá đắt nhất bằng máu”. Rút chạy khỏi Khe Sanh, tuyến phòng ngự chiến lược của địch bị bỏ ngỏ suốt từ Lao Bảo đến Ca Lu; đánh dấu sự đổ vỡ của chiến thuật phòng ngự hòng ngăn chặn sự chi viện của chiến trường miền Bắc với miền Nam, gây ra tâm lý thất bại chán chường cả về quân sự lẫn chính trị trong giới quân sự Mỹ.

Thắng lợi của chiến dịch đường 9 - Khe Sanh đã chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc đấu trí, đấu lực với kẻ thù, không chỉ với Bộ chỉ huy quân sự Mỹ mà còn cả với những nhà hoạch định chiến lược “sừng sỏ” ở Nhà Trắng. Chiến thắng Khe Sanh là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân ta, đặc biệt là các lực lượng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong suốt chiến dịch; thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hậu phương với tiền tuyến; đồng thời, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng đường 9 - Khe Sanh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Cùng với thắng lợi trên toàn miền Nam, chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Vùng hậu cứ và địa bàn hành lang chiến lược Bắc - Nam được mở rộng, tạo đà và tạo thế để quân và dân ta giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971, giải phóng vùng đồng bằng Quảng Trị năm 1972, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Những con số ấn tượng sau hơn nửa thế kỷ hoà bình

Phát huy tinh thần cách mạng tiến công của Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh 1968, 55 qua,  Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyên Hướng Hóa đã đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng quê hương hồi sinh và phát triển vượt bậc.

Kinh tế của huyện đã có những bước phát triển. Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020 - 2022 (giá hiện hành) 27.683,9 tỷ đồng (đạt 136,43% nghị quyết). Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2022 đạt 10.003,6 tỷ đồng (đạt 290,33% nghị quyết), bình quân hàng năm 13.650,7 tỷ đồng (đạt 336,64% nghị quyết).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 43,05 triệu đồng (nghị quyết đến 2025: 50,78 triệu đồng). Tổng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm 1.313,046 tỷ đồng (đạt 150,23% nghị quyết). Trong đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân 148,706 tỷ đồng (đạt 165,23% nghị quyết). Tổng chi ngân sách nhà nước bình quân 847,742 tỷ đồng (đạt 97% nghị quyết). Trong đó, chi đầu tư phát triển 100,018 tỷ đồng (đạt 200,04% nghị quyết).

 
 Ảnh: Nguyễn Hữu Hưng

Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi được tăng cường, nhiều công trình trọng điểm như hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế... được xây dựng đồng bộ, hàng ngàn kilomét đường đã được thảm nhựa, bê tông hóa, giúp kết nối giao thông thông suốt, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.

Các công trình thuỷ điện Quảng Trị, hệ thống các nhà máy điện gió ở Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Tân, Húc, Tân Liên... đã minh chứng cho ý chí, khát vọng biến khó khăn thách thức thành tiềm năng lợi thế “ngăn thác lũ”, “biến gió Lào” thành điện năng; nhiều nhà máy mọc lên như nhà máy săm lốp Camel, nhà máy nước uống tăng lực Super horse, nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá… cùng các công trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng miền núi Hướng Hoá.

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên. Hoạt động của chính quyền, Mặt trận và đoàn thể được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu Hướng Hóa được Đảng, Nhà nước tặng thưởng phần thưởng cao quý Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều huân huy chương.

55 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa, bài học của chiến thắng Khe Sanh vẫn còn nguyên giá trị; mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, đảng viên và nhân dân Hướng Hóa.

Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm và những thành tựu, bài học đúc kết được qua 55 năm xây dựng quê hương sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa quyết tâm hiện thực hóa lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Tiềm lực của người Hướng Hóa rất to lớn, đồng bào dân tộc ở đây có tinh thần yêu nước, nhiệt tình cách mạng, lao động cần cù và đoàn kết, thương yêu nhau. Nếu biết phát huy, khai thác những tiềm năng, thế mạnh đó thì tương lai không xa Hướng Hóa sẽ trở thành một huyện miền núi kiểu mẫu”.

Ban Tổ chức Cuộc thi Ký ức Khe Sanh quyết định gia hạn cuộc thi đến hết ngày 31/7/2023.

Hướng tới Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968-09/7/2023), Quỹ Phát triển con đường hoa tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh".

Cuộc thi nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc qua những bài học lịch sử của quá khứ; soi chiếu hiện thực kinh tế xã hội sau hơn nửa thế kỷ hoà bình để hướng tới tương lại. Cuộc thi sẽ quảng bá hình ảnh, đất nước con người Khe Sanh, Hướng Hoá trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương; đặc biệt lan toả một Hướng Hoá năng động và giàu tiềm năng phát triển du lịch đến bạn bè trong nước.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 05/5/2023 đến hết ngày 05/7/2023. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan, cuộc thi sẽ không tổng kết như thời gian dự kiến.

Ban Tổ chức cuộc thi Ký ức Khe Sanh quyết định gia hạn cuộc thi đến hết ngày 31/7/2023. Thời gian tổng kết, trao giải sẽ được thông báo sau. Các điều kiện khác vẫn thực hiện theo thể lệ cuộc thi đã công bố. 

Địa chỉ nhận bài: xanhewec@gmail.com; Điện thoại liên hệ: 0906.519.234.

Chi tiết cuộc thi: http://xanhx.vn/tin-tuc-noi-bat/to-chuc-cuoc-thi-viet-ky-uc-khe-sanh-23723.html

TAGS

Gia hạn Cuộc thi Ký ức Khe Sanh

Xanh EWEC |

Ban Tổ chức Cuộc thi Ký ức Khe Sanh quyết định gia hạn cuộc thi đến hết ngày 31/7/2023.

Điện lực Khe Sanh đồng hành với sự phát triển của huyện Hướng Hóa

Lâm Khanh |

Những năm qua, trong thành tựu chung của tiến trình đổi mới trên mọi lĩnh vực ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có sự đóng góp tích cực của ngành điện. 

Hướng Hóa, giữa hai chiều thời gian

Hồ Nguyên Kha |

Buổi sáng ở thị trấn Khe Sanh thật trong lành. Bên ly cà phê sóng sánh, cô bạn Khánh Hoài như đắm chìm trong dư vị nồng nàn của cà phê, trong sắc nắng rải vàng trên từng phiến lá…Ngày mới của mảnh đất Hướng Hóa được phô bày “một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/một thị trấn yêu kiều qua ngõ làng Vây…” mà thi sĩ Ngô Kha hằng tiên tri là như thế!  

Hướng đi mới của du lịch miền Tây Quảng Trị

Yên Mã Sơn |

Với điều kiện tự nhiên lý tưởng, các địa phương ở miền Tây Quảng Trị đã tận dụng và “đánh thức” tiềm năng du lịch bằng những bước đi mới, có tính đột phá…

Kỳ vọng cà phê Khe Sanh

Bích Liên – Khánh Hưng |

Khe Sanh từng được cả thế giới biết đến là “Trận Điện Biên Phủ thứ hai”, hay là “chốn địa ngục trần gian” theo cách nói của lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tham chiến ở mặt trận Đường 9 - Quảng Trị năm 1968. Ngày nay, du khách về thăm chiến trường Khe Sanh năm xưa sẽ được thưởng thức ly cà phê đặc sản Arabica Khe Sanh tỏa ngát hương và kể câu chuyện hòa bình, về những nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa, trong đó có cả những câu chuyện về ước vọng đưa cà phê Khe Sanh vươn tầm thế giới…

Dòng điện hiện đại trên mảnh đất của Chiến thắng Khe Sanh lịch sử

Thục Khanh |

55 năm sau Chiến thắng Khe Sanh lịch sử, trên một vùng bị đạn bom cày xới, thị trấn Khe Sanh nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung đã tươi xanh trở lạị.

Hướng Hóa và những trang viết của tôi

Đào Tâm Thanh |

Dẫu vậy, với sự thôi thúc của một người viết, tôi đã bao lần giở cuốn sổ công tác của mình ra, đọc tư liệu nhưng rồi gấp lại bởi sự đau thương quá lớn, không thể diễn tả.

Đường đến đô thị vàng

Nguyễn Thị Bội Nhiên |

Lịch sử nhân loại thuộc về những con người biết ước mơ và dám biến ước mơ thành hiện thực, ý niệm đó vang lên khi tôi đứng trước biểu tượng hào hùng của bộ đội tăng thiết giáp trên đỉnh làng Vây.