Ly cà phê "đắng" ngày cuối năm

Võ Đức Phúc |

Uống ly cà phê buổi sáng cuối năm, mà cứ ám ảnh mãi khuôn mặt buồn rười rượi của chị bán hoa cúc. 

Cặp hoa cúc chậu, phải hai người ôm mới hết, bán có 500.000 đồng mà cả chợ hoa cúc vàng rực xứ Huế chẳng ai đoái hoài.

Trồng ra được chậu cúc bán tết, người nông dân phải cực khổ chăm sóc vài tháng, đâu dễ dàng gì mà vẫn phải đắng cay mãi với nó. Vài tiếng đồng hồ nữa thôi, họ phải ứa nước mắt "đổ bỏ", đã vay mượn tiền chở đến chợ hoa mong kiếm vài ba chục bạc tiền lời sắm tết, giờ không lẽ chở luôn cả giọt nước mắt mà quay về.
 
 Ly cà phê "đắng" ngày cuối năm. Ảnh: VĐP

Đi siêu thị mua cho Mạ cái lò vi sóng, gặp cậu nhân viên bán hàng của Nguyễn Kim quá tận tình với khách, làm lòng cứ day dứt mãi. Quê ở Quảng Trị mà cận ngày rồi chẳng thấy tết đâu. Cậu ấy bảo phải ráng làm, nếu chủ kêu bán đến mồng một tết cũng vui vẻ làm mà chẳng dám lơi lỏng giờ nào, muốn nghỉ về với gia đình lắm mà sợ mất việc làm. Học đại học ra mà xin được một chân bán hàng, lương 6.000.000 đồng như cậu ấy không dễ kiếm ở cái xứ Huế người đông việc ít này.

Đi đổ nhiên liệu cho con ngựa thành Troy, tìm cả xứ Huế không có cây xăng nào có loại Diesel với chỉ số tạp chất thấp để bảo vệ môi trường như loại 0,001S, ở đây chỉ có loại 0,05S mà hai loại chênh nhau có mấy ngàn đồng/lít.

Muốn con xe chạy trơn mượt thì phải chọn nhiên liệu tốt, dẫu đắt tiền hơn một chút xíu nhưng động cơ sẽ bền và bốc mà môi trường lại bớt ô nhiễm. Giống chạy xe máy đổ xăng A95 thì bốc hơn loại xăng A92 hoặc A83 vậy. Cậu bán xăng hết lời xin lỗi khách, dù chẳng có lỗi gì, rồi nói trước đây ở Huế cũng có loại Diesel 0,001S nhưng giá đắt nên người Huế tiết kiệm tiền không mua, riết rồi công ty không dám nhập về nữa.
 
 Chợ hoa Xuân Canh Tý ở TP Đông Hà lúc trưa ngày 30 tết. Ảnh: Cafe Camon

Xứ Huế làm gì ra tiền cũng khó. Nói cái gì ra, lòng cũng cảm thấy buồn.

Lớp trẻ học đại học ra cả đống mà không xin nổi một công việc phù hợp với mức lương tạm đủ sống, đành bỏ Huế mà đi. Ở Huế chỉ biết làm thơ và học thì giỏi. Nhà nào nghèo lắm cũng ráng cho con học đại học. Học cái đã rồi tính. Đứa nào thi rớt đại học, xem như cái đồ không “trôông” chi (không hy vọng, mong chờ gì đâu).

Làm công nhân ở Sài Gòn dẫu gì cũng sướng hơn ở Huế và các tỉnh lẻ khác. Không thích làm chỗ này thì bỏ qua chỗ khác, chủ sợ người làm nghỉ việc sau khi đã đào tạo chứ người làm không hề sợ chủ. Thích thì làm, buồn thì nghỉ qua chỗ khác mà kinh nghiệm có mức lương cao hơn. Huế thì ngược lại.

Xứ Huế chỉ mỗi công việc làm oshin giúp việc nhà là chảnh nhất mà lại có lương cao hơn cả mấy cậu cử nhân đại học. Người Huế nghèo nhưng sĩ diện thì không ai bằng. Có chết đói thì cũng không đi ở đợ (làm osin). Ai lỡ bị mắng là cái đồ đi ở đợ thì nhục và đau cả đời chưa rửa hết.

Xứ Huế là rứa đó. Ngồi uống ly cà phê mà sao thấy lòng đắng quá.

TAGS

Người lớn không tử tế, sao mong con cháu hiếu thảo, trung thực?

Viết Cường (ghi) |

Tại Lễ kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em tối 20/12 diễn ra ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu ấn tượng:

Đốt vàng mã và niềm tin mù quáng

Dương Triều |

Những ngày giáp Tết hay lễ Vu lan, rằm… đi đâu trên các cung đường ở xứ Việt đều mù mịt khói. Không phải khói đốt đồng, đốt rẫy mà là khói từ vàng mã. Làn khói ấy như một niềm tin gửi gắm của người trần về một thế giới nào khác, nơi tổ tiên, ông bà đã khuất.

Uống xong bắt tay, biết ngay Quảng Trị

Yên Mã Sơn |

Sau cái cụng ly, một trăm phần trăm ngon ơ. Phần còn lại là nhìn nhau và chìa tay ra, nắm chặt, rảy, rảy rất chuyên nghiệp.  

Nhớ tết xưa ngồi nhuộm áo

Yên Mã Sơn |

Sáng nào ngoại tôi cũng lom khom đi xé lịch trên tường để đếm ngày đếm tháng. Trong những ngày năm cùng tháng tận, ngoại thường nói, “sắp hết năm rồi bây ơi”. Chập choạng ít hôm nữa là ăn tết rồi. Ngày tháng thoi đưa…