Trong “nguy” có “cơ”!

Lê Đức Dục |

Thời sự của hơn một tháng qua là chuyện COVID-2019 khiến bất cứ ai quan tâm đến chuyện này không thể không bắt đầu ngày mới bằng những con số thống kê vô hồn mà đau đớn về số ca nhiễm, số người tử vong…

Sinh mệnh của con người là trên hết, vì thế nó đáng lo, đáng quan tâm là chuyện đương nhiên. Nhưng để sống được, con người không chỉ chống chọi với bệnh tật mà còn lo mưu sinh “dĩ thực vi tiên” hay nói nôm na là chuyện làm ăn thời dịch cúm này không phải không đương đầu với nhiều vấn nạn.

 
Nông sản trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 2019. Ảnh: Báo PN

 “Sức khỏe thị trường” đã phát những tín hiệu bất ổn đầu tiên khi hàng hóa dội về từ khu vực biên mậu, hàng ngàn tấn thanh long, dưa hấu cùng nhiều nông sản xuất đi Trung Quốc bị ùn ứ ách tắc, sự ùn ứ nơi biên giới ảnh hưởng đến các vùng sản xuất khác và bắt đầu lặp lại câu chuyện “giải cứu” kêu gọi sự chung tay của cộng đồng. Những mặt hàng thế mạnh của xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc bắt đầu chững lại và đối mặt với nhiều nguy cơ. Không chỉ các mặt hàng nông sản, lâu nay Trung Quốc còn là một thị trường dễ tính với dân cư đông đúc. Đồng thời từ Trung Quốc, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các công xưởng, xí nghiệp - nhất là các xí nghiệp nhỏ hay công xưởng gia đình - từ nhiều năm nay là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Giờ với tình hình đại dịch, nguồn nguyên liệu không thể nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ đình đốn…

Thoạt nhìn có thể thấy đó là một bức tranh kinh tế “nguy” nhiều hơn “cơ”. Tuy nhiên trong “nguy” luôn có “cơ”, những biến động thị trường gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế sẽ được điều chỉnh để giảm bớt lệ thuộc. Ví như việc xuất khẩu hoa quả, các mặt hàng tươi sống bị tác động, sau vụ dịch này sẽ buộc chúng ta tính đến xây dựng các nhà máy đóng hộp, một khi các mặt hàng hoa quả, thực phẩm tươi… được đóng hộp thì chuyện ôi thiu, hỏng hóc làm ảnh hưởng đến chất lượng sẽ được giải quyết. Tương tự, thị trường gỗ dăm xuất khẩu cho Trung Quốc rất lớn nhưng thật ra mặt hàng này không phát huy khi ở dạng dăm gỗ.

Do ảnh hưởng của COVID-2019, những lô hàng xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc ngay lập tức giảm mạnh, nhưng nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng thấy đây là cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ bởi xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, không phát triển bền vững vốn rừng. Tới đây, khi xuất khẩu dăm gỗ giảm sẽ bổ sung nguồn nguyên liệu gỗ trong nước để sản xuất ván nhân tạo, MDF, tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong thời gian, khi bị tác động vì COVID-2019, nhiều doanh nghiệp của ngành gỗ đã chuyển hướng, các doanh nghiệp chuyên làm dăm xuất khẩu mua thiết bị để chuyển sang sản xuất gỗ ván ép, gỗ nhiên liệu từ nguồn gỗ dăm này, như vậy giá trị hàng hóa cũng sẽ cao hơn.

 
Nông sản trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 2019. Ảnh: ITN

Trung Quốc với lợi thế dân số, nguồn du khách từ Trung Quốc luôn là con số đáng kể liên quan đến nhiều ngành, từ hàng không, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, tuy nhiên từ đợt dịch này, ngành Du lịch sẽ có hướng chuyển, cần khai thác thị trường du khách từ nhiều nơi khác hơn là quá chú trọng đến một thị trường để khi hữu sự không lâm cảnh “bỏ tất cả trứng vào một rổ”... Có thể kể thêm nhiều sự chuyển hướng tìm “cơ” trong “nguy” như thế trong bối cảnh hiện nay. Mấy hôm nay, với tinh thần lạc quan, cộng đồng mạng chuyền nhau câu chuyện về những nông dân Mỹ, rằng ở miền Nam bang Alabama (Mỹ) từ bao năm nay đã quen trồng chỉ một thứ là cây bông (dùng để xe chỉ, dệt vải).

Một năm kia, trong vùng bắt đầu xuất hiện những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá tất cả mùa bông của họ. Năm sau, những người nông dân Alabama phải đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền tiếp tục trồng cây bông, thế nhưng, khi những cây bông bắt đầu mọc, sâu bọ lại phá sạch. Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó không còn cách nào khác đành phải trồng thử một thứ cây mà trước đây họ chưa bao giờ trồng: cây lạc. Không ngờ giống cây này lại nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ của hai năm trước. Kể từ đó, những người nông dân bắt đầu trồng lạc và rất phát đạt. Họ đã dựng tượng con sâu kia như một sự tri ân, bởi nếu không vì những con sâu đó, họ có lẽ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc trồng lạc và chỉ mãi mãi đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.

 
Nông sản trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 2019. Ảnh: ITN

Chúng ta cũng có thể lạc quan như những nông dân ở Alabama kia khi đương đầu với những thách thức như đang đối mặt!

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thư gửi các em học sinh thời Covid - 19

Dương Thu Trang |

Cả cuộc đời mình, dù trí tưởng tượng có phong phú bao nhiêu, cô chưa từng hình dung ra kịch bản về một trận Ôn dịch có thể làm chao đảo cả thế giới, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Làm sao để Tết vui chứ không là gánh nặng?

P.V |

Tết có phải là gánh nặng đối với chúng ta hay không? Tết chỉ diễn ra “dăm ba ngày” nhưng phải chuẩn bị nó với một khoảng thời gian dài. Nó có khiến cho mỗi con người đi qua tết cảm thấy “hao tâm tổn sức” hay vẫn là món quá thi vị, đáng trân trọng mà cuộc sống ban tặng?

Cơm cháy

Yên Mã Sơn |

Trong ý niệm của những đứa trẻ thời @, cơm cháy là một món xa lạ. Có khi nó lại là một món ăn tiêu khiển, cũng như khoai luộc, bắp rang… ăn để mà giải trí.

Mùa xuân đi tìm cỏ

Yên Mã Sơn |

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu, bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: cỏ quê mình thưa dần theo từng tiếng chuông trâu. Nỗi sợ hãi về một ngày kia ở quanh sân nhà không còn thấy cỏ cứ bám lấy mình. Đó là nỗi lo bao đồng chăng? Con người hiện đại đang xa dần thiên nhiên. Mà cỏ lá là một đại diện sáng giá?